Đánh giá ngành thủy sản 9 tháng đầu năm và triển vọng quý 4/2022

Đánh giá ngành thủy sản 9 tháng đầu năm và triển vọng quý 4/2022

 

Trong năm 2022, ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam mặc dù gặp nhiều khó khăn, song nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới luôn giữ được ổn định và tăng mạnh. Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam được dự báo có nhiều điểm sáng và được kỳ vọng tăng trưởng đột phá trong 3 tháng cuối năm 2022.

 

Bức tranh ngành thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2022

 

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2022 ước đạt 6.602,8 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2021 (quý 3/2022 ước đạt 2.406 nghìn tấn, tăng 2,8%).  Trong đó, cá đạt 4.751,2 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 886,6 nghìn tấn, tăng 8,8%; thủy sản khác đạt 965 nghìn tấn, tăng 1,1%.

 

 

 Hình 1.1 Sản lượng ngành thủy sản 9 tháng đầu năm 2022 

           Hình 1.1 Sản lượng ngành thủy sản 9 tháng đầu năm 2022 

 

Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng năm 2022 ước đạt 3.611,2 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021 (quý 3/2022 đạt 1.343,5 nghìn tấn, tăng 6,9%), bao gồm: Cá đạt 2.415,6 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm đạt 777,6 nghìn tấn, tăng 10,4%; thủy sản khác đạt 418 nghìn tấn, tăng 5,5%.

 

Nuôi trồng cá tra phát triển mạnh do giá cá tra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng trong những tháng gần đây và nhu cầu thị trường thế giới cũng tăng cao. Sản lượng cá tra đạt 1.139,5 nghìn tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021; tôm sú đạt 202,1 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm thẻ chân trắng đạt 533 nghìn tấn, tăng 14,3%.

 

 

 Nuoi-trong-va-khai-thac

Hình 1.2 Ngư dân nuôi trồng và khai thác thủy sản 

 

Sản lượng khai thác thủy sản 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 2.991,6 nghìn tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2021 (quý 3/2022 ước đạt 1.062,5 nghìn tấn, giảm 1,9%).

 

Cơ hội ngành thủy sản Việt Nam trong năm quý 4/2022 

 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, tuy bị ảnh hưởng bởi Covid-19, tác động từ chiến tranh Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao,… . Nhưng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chớp lấy thời cơ từ những thị trường có nhu cầu lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc. Và những thị trường luôn ưa chuộng sản phẩm thủy sản chế biến tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc.

 

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có doanh số xuất khẩu tăng trưởng bứt phá trong nửa đầu năm 2022. Đặc biệt là với những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cá tra. Đây là mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam đang chi phối tới 95% nguồn thịt cá trắng toàn cầu, tăng 80% trong 7 tháng đầu của năm 2022.

 

 

   Hình 1.3 Nhà máy chế biến và xuất khẩu cá tra 
                                                                     Hình 1.3 Nhà máy chế biến và xuất khẩu cá tra 

 

Trung Quốc đang là thị trường tiềm năng cho hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam khi có nhiều hứa hẹn phục hồi do gỡ bỏ chính sách tạm ngừng nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh. 

 

Các chuyên gia cũng cho rằng, dù không đạt mức đỉnh của quý 1/2022, nhưng nhu cầu thủy sản tăng nhanh trong tháng 9/2022 và kỳ vọng vào khoảng thời gian kỳ nghỉ lễ cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12 tại các nước Âu – Mỹ, sẽ góp phần đảm bảo cho tăng trưởng xuất khẩu và chế biến ngành thủy sản trong quý 4/ 2022.

 

Thách thức nào cho ngành thủy sản Việt Nam quý 4/2022 

 

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhận định, 3 tháng cuối năm 2022 ngành thủy sản có thể gặp khó khăn do các doanh nghiệp đang phải gánh nhiều khoản chi phí tăng, kéo theo chi phí đầu vào cho sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng của Việt Nam.

 

Thêm vào đó, giá nhiên liệu tăng trong nửa đầu năm 2022 dẫn đến 40-50% số tàu khai thác hải sản của Việt Nam phải “nằm bờ”. Điều này tác động trực tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến, giảm từ 70-80% so với trước. 

 

Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt là thủ tục chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác còn nhiều bất cập. Tính tới tháng 10/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam.

 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN DEMO BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN  

 

 

VIRACE 2.0 cung cấp cho khách hàng thông tin về quy mô ngành của hơn 500 mã từ năm 2011 đến nay. Ngoài ra, VIRACE 2.0 còn hỗ trợ khách hàng giải quyết bài toán cung cầu (năng lực sản xuất, tiêu thụ, tồn kho) của hơn 1900 sản phẩm.

 

Báo cáo được xây dựng dựa trên tiêu chí:

 

  • Cập nhật nhanh nhất
  • Số liệu và góc nhìn khách quan nhất
  • Trình bày trực quan, cô đọng, súc tích nhất

 

 

VIRACE 2.0 hiện đang triển khai chương trình GIẢM GIÁ 50% cho 30 khách hàng ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN. Thời gian áp dụng đến tháng 2/2023

 

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TẠI ĐÂY: https://bit.ly/VIRACE

 

Ngoài ra, VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. 

 

VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

 

 

Các đối tác của VIRAC

 

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
  • Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
  • Olam International
  • FrieslandCampina

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.