Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thiếu đơn hàng
Xuất khẩu gỗ – tình hình chung:
Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu đang ở mức cao, sức mua thị trường trở nên yếu đối với các mặt hàng không thiết yếu, gây ra tình trạng đơn hàng giảm. Việc này đặt ra thách thức đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ những tháng cuối năm 2022.
Nghiên cứu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) và các hiệp hội địa phương cho thấy, gần 80% các doanh nghiệp chế biến gỗ dự báo có mức doanh thu giảm từ 30% trở lên, đơn đặt hàng đã giảm 44,4%, cá biệt có những doanh nghiệp đơn đặt hàng đã giảm 100%.


Nghiên cứu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) và các hiệp hội địa phương cho thấy, gần 80% các doanh nghiệp chế biến gỗ dự báo có mức doanh thu giảm từ 30% trở lên, đơn đặt hàng đã giảm 44,4%, cá biệt có những doanh nghiệp đơn đặt hàng đã giảm 100%.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) Đỗ Xuân Lập đánh giá, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ. Do đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm làm cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm 2022.
Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cho biết, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do tác động của xung đột Nga – Ukraine khiến việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, chi phí tăng cao, cùng với tình hình lạm phát của các nước tăng cao khiến nhu cầu mua sắm giảm. Trước khó khăn trên, dự báo xuất khẩu lâm sản năm 2022 đạt khoảng 16,3 tỷ USD, xấp xỉ với mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính đạt 11,07 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có xu hướng chậm lại trong những tháng gần đây.
Cụ thể, kim ngạch trong tháng 8 là 1,35 tỷ USD, dù tăng 65% so với cùng kỳ năm trước nhưng chỉ ngang với tháng 7 và thấp hơn so với con số 1,5 tỷ USD của tháng 6.
Giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ


-
Giải pháp đầu tiên giúp các doanh nghiệp cải thiện tình trạng giảm sút đơn hàng đó là đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác
Các doanh nghiệp vẫn tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nội thất sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc – nơi bị ảnh hưởng của lạm phát ít hơn các nước khác. Hiện khoảng 54% doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường khác như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Với những thị trường này, doanh nghiệp xem chuyển đổi số như phương tiện tiến đến sản xuất thông minh và phát triển bền vững. Theo đó, doanh nghiệp ưu tiên tập trung tối ưu chi phí, tăng hiệu suất lao động, xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu và tăng trải nghiệm khách hàng.
Hiện doanh nghiệp chỉ có những đơn hàng cung cấp cho hai tháng tiếp theo, chứ không ký kết thêm đơn hàng mới. Trong khi những sản phẩm cung ứng đơn hàng cũ đã có nên nhà máy và nhà xưởng giảm dần công việc, giảm công suất hoạt động. Bên cạnh việc hoạt động của nhà máy để duy trì khách hàng và đơn hàng ở những thị trường ít bị giảm sút thì Công ty Sao Nam cũng tích cực tìm kiếm thị trường mới như Canada và New Zealand với kỳ vọng bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ.
-
Tập chung sản xuất cho khách nội địa: đáp ứng nhu cầu sắm sửa nhà cửa vào cuối năm
Các chuyên gia ngành chế biến, xuất khẩu gỗ đánh giá: ngoài thị trường xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa vẫn còn bỏ trống. Hiện người tiêu dùng nội địa ngày càng có nhu cầu lớn trong trang trí nhà cửa, văn phòng cũng như hàng loạt dự án công trình nhà ở đang được khởi động xây dựng là những khách hàng nội địa đầy tiềm năng cho ngành đồ gỗ nội thất.
Hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đang tích cực sản xuất các mặt hàng đồ gỗ cung ứng cho thị trường nội địa. Từ nhiều tháng nay, nắm bắt được dấu hiệu thị trường sẽ có biến động, đơn hàng xuất khẩu sẽ khan hiếm nên các doanh nghiệp liên tục đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng. Tuy sức mua có cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với kỳ vọng của các doanh nghiệp
Ngoài nỗ lực khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng, hiện thế giới vẫn còn nhiều thị trường bỏ ngỏ vì lượng hàng nhập khẩu thấp. Tuy nhiên, hiện nay lại là cứu cánh của nhiều doanh nghiệp. Theo thông tin từ Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), 47/52 doanh nghiệp thành viên thừa nhận đơn hàng xuất khẩu bị giảm tại các thị trường lớn, chỉ có 5 doanh nghiệp có đơn hàng tăng từ 10% đến 30%. Cứu tinh hiện nay là doanh nghiệp tích cực tìm kiếm, khai thác các thị trường nhỏ khác thay thế.
-
Tăng cường sản xuất viên nén gỗ cung ứng thị trường tiềm năng
Do chiến sự Nga – Ukraine khiến giá năng lượng, khí đốt tăng cao, do đó các nước EU, Nhật, Hàn… tăng nhập khẩu viên nén, dăm gỗ để làm chất đốt nên giá viên nén, dăm gỗ đã tăng 150 – 200%. Đây chính là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.


Nguồn: VIRAC, VIFORES, VRA, HAWA, GSO
Dự báo ngành gỗ quý 4/2022 và những tháng đầu năm 2023
Dự báo 3 tháng cuối năm, ngành gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh tương mại, tác động xung đột Nga – Ukraine, giá cước vận chuyển, lạm phát…
“Hiện nay, hàng tồn kho của các doanh nghiệp nhập khẩu vẫn ở mức cao. Thời điểm này, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ bị giảm đơn hàng năm 2022 và chưa nhận được đơn mới cho năm 2023, phải cắt giảm lao động”, ông Trần Quang Bảo đánh giá.
Thông tin trên đây bao gồm tin tức mới được cập nhật cùng thông tin được tổng hợp từ: “Báo cáo ngành gỗ quý 3 năm 2022”. Bản báo cáo đầy đủ sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin phân tích về: kinh tế vĩ mô, các thông tin về nguyên liệu, nhựa nội thất và các dự báo về ngành gỗ.
Ngoài ra, VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng kí đề bài TẠI ĐÂY.
___________________________________
VIRAC cung cấp đa dạng các hình thức báo cáo nghiên cứu về nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam; bao gồm phân tích từ tổng quan đến chi tiết về thị trường, sản phẩm – dịch vụ theo nhu cầu của Quý khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam TỰ TIN là người bạn đồng hành đáng tin cậy của Quý doanh nghiệp trên con đường chinh phục thị trường Việt Nam.