Sự hấp dẫn của ngành nhựa Việt Nam

Trong khoảng từ 2010-2015, ngành nhựa là 1 trong nhữn ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam, xếp thứ 3 sau viễn thông và may mặc. Một vài phân khúc thậm chí còn đạt mức tăng trưởng 100%. Theo đó, ngành nhựa được nhận định là 1 trong những ngành công nghiệp năng động của Việt Nam.

Kỳ vọng lớn nhất cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam vẫn là 3 hiệp định thương mại tự do: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Các doanh nghiệp nhựa trong nước có mức tăng trưởng giữ ở mức 5% trong 5 năm trước đó. Vào năm 2016, mức tăng trưởng được dự đoán là 15%. Mức tăng trưởng cao và bền vững của ngành nhựa Việt nam thu hút các công ty lớn tham gia vào thì trường Việt Nam. Hiện tại có 1.500 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động ở Việt Nam và số lượng các công ty trong nước chiếm tới 85%.

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa (VPA) cho biết mức độ tăng trưởng của ngành nhựa mỗi năm từ 16% – 18% , mức tăng trưởng chỉ sau ngành viễn thông và may mặc. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp gần một nửa so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia….Tuy nhiên, ngành nhựa Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ hiệp định từ TPP vì chỉ yêu cầu chứng minh nguồn gốc sản xuất ở Việt Nam chứ không yêu cầu chứng minh nguyên liệu đó được sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có sự phát triển trong tương lai, điển hình là ngành nhựa kỹ thuật cao. Điều này cần sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ thiết bị máy móc.

Theo Vietnam Industry Research and Consultant (VIRAC), hiện nay sản phẩm nhựa của Việt Nam đã xuất khẩu gần 160 thị trường trên thế giới. Trong đó có những mặt hàng nhựa có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với mức tăng trưởng như vậy, ngành nhựa được đánh giá lá một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại đó là dù có phát triển mạnh trong những năm qua thì ngành nhựa vẫn đang phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào, hàng trăm các hóa chất phụ trợ, trong khi đó ở trong nước mới chỉ đáp ứng 900.00 tấn nguyên liệu dựa theo nhu cầu.

Trong năm 2020, dự báo số nguyên liệu cần có để phục vụ cho hoạt động sản xuất khoảng 5 triệu tấn. Tuy nhiên, vấn đề cung ứng đầu vào thấp, công nghiệp hỗ trợ cho ngành nhựa chưa thực sự phát triển. Nguyên liệu đầu vào nhập khẩu mỗi năm lên đến 70% – 80%, chính điều này sẽ dẫn đến việc làm giảm sức cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Sản xuất và tiêu thị ở Việt Nam đang tăng trưởng nhanh dần. Trong những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam được đánh giá cao về tốc độ phát triển trong các nước khu vực ASEAN (đứng thứ 2 sau Thái Lan với sản lượng vào 4.2 triệu tấn/ năm)

Hoạt động xuất khẩu nhựa tăng mạnh. Không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn tăng cường hoạt động xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, và các nước Châu Âu. Vào năm 2014, vòng quay xuất khẩu ngành đạt 3 tỷ USD, tăng trung bình hơn 29% kể từ năm 2009. Tuy nhiên, vào năm 2015 con số này chỉ là 2.4 tỷ  USD, giảm 20% so với năm 2014

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.