Lượng tiêu thụ của ngành sữa Việt Nam 2017
Việt nam là 1 nước có đông dân số và đồng thời có tỉ lệ tăng dân số cao, 1.2% mỗi năm. Việt Nam đồng thời cũng được nhận định là 1 thị trường tiềm năm cho các nhà sản xuất sữa. Tỉ lệ tăng trưởng GDP cao vào khoảng 6-8% mỗi năm, tăng trưởng thu nhập đầu người vào mức 14.2% mỗi năm cộng với những mối quan tâm tới sức khỏe làm cho nhu cầu về sữa và các sản phẩm về sữa luôn nằm ở mức cao tại đất nước này.
Theo VDA, lượng tiêu thụ sữa trung bình tính theo đầu người ở Việt Nam vào khoảng 15 lít/ người vào năm 2010 và được dự doán sẽ tăng gấp đôi và đạt mức 28 lít/ người vào năm 2020. Euromonitor International cho biết doanh thu của ngành sữa trong năm 2014 vào khoảng 75.000 tỷ VND, tăng 20% so với năm 2013.
Cụ thể thì doanh thu chủ yếu đến từ mảng sữa bột và sữa nước( tổng cộng chiếm 74% thị phần). 1 thiếu sót lớn của thị trường sữa Việt nam đó là sự thiếu hụt của nguồn cung nguyên liệu ( nguồn cung nội bộ chỉ đáp ứng 30 nhu cầu trong nước). Trong khi đó thì chất lượng lại thấp và không ổn định do nguyên liệu chủ yếu đến từ các hộ chăn nuôi nhỏ lé, có năng suất thấp.
Quy hoạch phát phát triển ngành sữa Việt Nam 2017
Theo “ Quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam” với chiến lược cụ thể tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025 thì sản lượng sữa trong nước sẽ đạt 660 triệu tấn và đáp ứng được 35 % nhu cầu vào năm 2015, và sẽ đạt 1 tỷ lít, đáp ứng 38% nhu cầu vào năm 2020, 1.4 tỷ lít và đáp ứng 40% cầu vào năm 2025. Trên thực tế thì có khoảng 70 % sữa nước ở Việt Nam là sữa hoàn nguyên trong khi đó nhu cầu về sữa thanh trùng và tiệt trùng lại đang tăng cao do thay đổi về thói quen tiêu dùng.
Nhận thấy tiềm năng ở Việt Nam, nhiều công ty đã gia nhập thị trường sữa ở đây. Cụ thể thì hầu hết các công ty hiện nay đều tập trung phát triển nguồn cung nguyên liệu riêng của bản thân. Hầu hết bò ở Việt nam được nuôi phân tán ở các trang trại nhỏ với kỹ thuật và công nghệ thấp nên dẫn tới năng suất thấp và giá thành cao. Theo Vietnam Industry Research and Consultant (VIRAC), thì Tây Âu có giá thành sữa vào khoảng 45-55 USD.
Trong khi đó Mỹ có giá vào khoảng 35-60 USD tùy theo từng vùng. Các nước như Argentina thì có thời tiết phù hợp và đất đai rộng rãi nên có giá thành thấp hơn. Các nước châu Đại Dương có giá khoảng 36.6 USD trong khi châu Úc có giá vào khoảng 30-35 USD và New Zealand có giá khoảng 41-42 USD. Sự khác biệt về giá là do sự khác nhau về giá đồ ăn, giá đất và sự tăng giá của đồng New Zealand. New Zealand từng có 1 mức giá rất cạnh tranh ( 12 USD/ 100kg) vào năm 2000 nhưng sự tăng giá đồng tiền và nguyên liệu đầu vào đã làm giá cả tăng gấp 3 lần.
Nhìn chung thì giá thành sản xuất không biến động quá mạnh qua các thời kỳ. Việt Nam có giá ở mức trung bình do việc chăn thả phân tán và quy mô nhỏ do đó không đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô, them vào đó là năng suất thấp (12-15 lít/ ngày), giá thức ăn và chăm sóc thú y cao.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG SỮA
Thị trường sữa Việt Nam 2023 – Triển vọng phục hồi giữa bối cảnh khó khăn chung toàn cầu hiện nay