BỨC TRANH TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NĂM 2023 – TÍN HIỆU TÍCH CỰC SAU 2 NĂM GỒNG LỖ

Theo báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi của VIRAC, tổng lượng nhập khẩu nhóm thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu tháng 7/2023 của Việt Nam đạt 515,78 triệu USD, tăng 27,2% so với tháng 6 vừa rồi và tăng 12,3% so với cùng kỳ tháng 7/2022.

 

Nhìn chung, nguồn cung nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam hiện đang phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt, các mặt hàng như: ngô, lúa mì hay đậu tương phải nhập khẩu tới 70 – 80% để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trong nước.

 

Tìm hiểu thêm thông tin về thị trường thức ăn chăn nuôi.

 

Thông tin dưới đây được tổng hợp từ hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory và báo cáo của VIRAC. Data Factory là hệ thống hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dữ liệu của các ngành kinh tế tại Việt Nam danh cho các đối tượng cá nhân, sinh viên, người làm nghiên cứu. Trải nghiệm Data Factory ngay!

 

I. TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2023

1. Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam 2023 phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ nước ngoài

 

Trong những năm qua, thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã đạt được nhiều dấu mốc và thành tựu lớn, đưa Việt Nam trở thành nước có thị trường thức ăn chăn nuôi đạt tốc độ phát triển nhanh trong khu vực, đạt bình quân từ 13%-15%/năm. Từ đó đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 10 thế giới và số 1 Đông Nam Á về sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

 

Tuy vậy hiện nay, thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đang phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu. 

 

Hình 1: Thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đang phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu
Hình 1: Thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đang phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu

 

Tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, bột cá, cám,…) của toàn ngành chăn nuôi Việt Nam đạt khoảng 33 triệu tấn/năm. Để đáp ứng đủ nhu cầu, Việt Nam cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, tuy nhiên sản xuất trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu). Lượng còn lại, ngành đang phải phụ thuộc vào chủ yếu từ nguồn nhập khẩu (chiếm khoảng 65% tổng nhu cầu). 

 

Điều này đã dẫn tới sự phụ thuộc mật thiết của ngành chăn nuôi trong nước với thị trường nông sản thế giới.

 

Theo VIRAC, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 7/2023 đạt 515,78 triệu USD, tăng 27,2% so với tháng 6/2023 và tăng 12,3% so với tháng 7/2022. 

 

Tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đã đạt trên 2,85 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2022. 

 

Hình 2: Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 6T/2023
                   Hình 2: Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 6T/2023

Nguồn: Theo báo cáo VIRAC

 

Cũng theo VIRAC, 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 8,2 triệu tấn thức ăn gia súc và nguyên liệu cho thị trường thức ăn chăn nuôi (tương đương 3,4 tỷ USD), giảm 3,3% về khối lượng và 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

 

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tính chung trong 4 nhóm nguyên liệu hàng hóa, nông sản đang là các mặt hàng ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong các tháng qua. Hầu hết giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quan trọng như: ngô, khô đậu tương và lúa mì đều sụt giảm từ 15-30% so giai đoạn đầu năm nay. 

 

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới hạ nhiệt, đồng thời chi phí vận chuyển cũng đang giảm xuống do giá dầu thô giảm mạnh trong thời gian gần đây.  Đây là tín hiệu vô cùng đáng mừng đối với thị trường thức ăn chăn nuôi vốn đang phải phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt sau 2 năm liền các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi phải căng mình gồng lỗ do áp lực từ cả chi phí đầu vào lẫn sức ép đầu ra.

2. Tình hình nhập khẩu một số loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam 2023

 

Theo VIRAC, tình hình nhập khẩu một số loại nguyên liệu của thị trường thức ăn chăn nuôi chính trong 2 quý đầu năm 2023 gồm: Ngô hạt nhập 3,3 triệu tấn; khô dầu các loại đạt 2,3 triệu tấn; lúa mì và lúa mạch 978.000 tấn. Bên cạnh đó là bã rượu khô nhập khẩu 450.000 tấn, cám các loại nhập 285.000 tấn, gạo và tấm nhập 237.000 tấn , thức ăn bổ sung nhập 190.000 tấn …

 

Hình 3: Một số nguyên liệu cho sản xuất thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
       Hình 3: Một số nguyên liệu cho sản xuất thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam

 

Về giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá ngô hạt giảm nhiều nhất 5,7%, giá bã rượu khô giảm 3,8%; giá cám gạo tăng 4,7%.

 

  • Theo VIRAC, sản lượng nhập khẩu ngô hạt trong 6 tháng đầu năm ước đạt 3.3 triệu tấn giảm x% so với cùng kỳ 2022.

 

Hình 4: Sản lượng nhập khẩu ngô hạt theo tháng
                                           Hình 4: Sản lượng nhập khẩu ngô hạt theo tháng

Nguồn: Theo báo cáo VIRAC

 

  • Cũng theo VIRAC, sản lượng nhập khẩu khô đậu tương 6 tháng đầu năm ước tính đạt x tấn, giảm x% so với cùng kỳ 2022.

 

Hình 5: Sản lượng nhập khẩu khô đậu tương theo tháng
                                            Hình 5: Sản lượng nhập khẩu khô đậu tương theo tháng

Nguồn: Theo báo cáo VIRAC

 

  • Cùng với đó, theo báo cáo của VIRAC về thị trường thức ăn chăn nuôi, sản lượng nhập khẩu lúa mỳ 6 tháng đầu năm ước tính đạt x tấn, giảm x% so với cùng kỳ 2022.

 

Hình 6: Sản lượng nhập khẩu lúa mỳ theo tháng
                                            Hình 6: Sản lượng nhập khẩu lúa mỳ theo tháng

Nguồn: Theo báo cáo VIRAC

3. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Việt Nam từ một số quốc gia cụ thể

 

Theo VIRAC, nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi số lượng lớn nhất từ thị trường Achentina, chiếm 25,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng của cả nước. Sản lượng nhập khẩu đạt khoảng x triệu USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ 2 quý 2022; trong đó riêng tháng 6/2023 lượng nhập khẩu đạt x triệu USD, tăng đến 37,5% so với tháng 5/2023 nhưng lại giảm 43% so với tháng 6/2022.

 

Đứng thứ 2 trong số các thị trường Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu vào là Ấn Độ, chiếm tỷ trọng 15%, đạt khoảng x triệu USD, tăng mạnh 111% so với cùng kỳ 2022. Riêng trong tháng 6/2023 nhập khẩu từ thị trường này đạt hơn x triệu USD, giảm 70,6% so với tháng 5/2023 và cũng giảm khoảng 22,5% so với tháng 6/2022. 

 

Hình 7: Đứng thứ 2 trong số các thị trường Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào là Ấn Độ
Hình 7: Đứng thứ 2 trong số các thị trường Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào là Ấn Độ

 

Tiếp đến là thị trường Mỹ, trong tháng 6/2023, lượng nhập khẩu tăng 33,7% so với tháng 5/2023 và tăng 39,3% so với tháng 6/2022, đạt gần x triệu USD. Tổng chung 6 tháng năm 2023, nhập khẩu từ thị trường Mỹ đạt x triệu USD, tăng nhẹ 6,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 14,7% trong tổng kim ngạch. 

 

Bên cạnh đó, nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi từ thị trường Đông Nam Á trong 6 tháng đầu năm nay giảm 19,7% so với 6 tháng đầu của 2022, đạt khoảng x triệu USD. 

 

Đứng trước những rủi ro tiềm ẩn về nguồn cung, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và nguồn cung thay thế giá rẻ được xem là giải pháp xử lý ngắn hạn cho thị trường Việt Nam. Vì thế, hiện nay, thay vì nhập khẩu ngô hạt chủ yếu từ Nam Mỹ như trước, Ấn Độ đang là lựa chọn thay thế với mức giá rẻ và phù hợp hơn.

 

Có thể thấy, việc đa dạng hóa các nguồn cung nguyên liệu từ Ấn Độ, Pakistan và thay thế các loại nguyên liệu rẻ hơn đem lại hiệu quả giúp các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam bù đắp chi phí nhập khẩu gia tăng từ các nhà cung cấp truyền thống như: Argentina và Brazil, đồng thời việc khai thác tiềm năng lợi thế địa lý cũng đang giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển trong bối cảnh vẫn chưa tự chủ được nguồn cung.

 

Hình 8: Tỷ trọng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu theo quốc gia, 6T/2023
      Hình 8: Tỷ trọng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu theo quốc gia, 6T/2023

Nguồn: Theo báo cáo VIRAC

 

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC

1. Các doanh nghiệp thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước đồng loạt điều chỉnh giá sản phẩm

 

Từ ngày 10/7/2023, giá sản phẩm của thị trường thức ăn chăn nuôi các loại giảm từ 100 – 400 đồng/kg. Đây đã là đợt giảm giá lần thứ 3 trong năm nay.

 

Công ty TNHH CJ Vina Agri công bố áp dụng mức giảm 80 đồng/kg đối với các sản phẩm thức ăn cho bò, dê; 120 đồng/kg với các sản phẩm thức ăn cho gia cầm thịt, trứng. Bên cạnh đó, các sản phẩm cho heo con và thức ăn đậm đặc giảm 300 đồng/kg và 160 đồng/kg với các sản phẩm cho heo còn lại.

 

Công ty TNHH Thức ăn công nghiệp Hòa Phát Đồng Nai giảm từ 100 – 400 đồng/kg với các sản phẩm thị trường thức ăn chăn nuôi do công ty sản xuất, áp dụng cho địa bàn kinh doanh từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

 

Hình 9: Từ ngày 10/7, giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường giảm từ 100 - 400 đồng/kg
Hình 9: Từ ngày 10/7 giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường giảm từ 100 đến 400 đồng/kg

 

Đối với các sản phẩm thuộc thương hiệu VINA HAPPY của Công ty TNHH Vina, áp dụng mức giảm từ 100 – 300 đồng/kg.

 

Công ty Uni President Việt Nam cũng giảm 100 đồng/kg cho các sản phẩm thức ăn cho gà thả vườn, gà thịt, vịt thịt, thỏ, bò, dê; đồng thời giảm 160 đ/kg thức ăn cho heo các loại và với riêng thức ăn heo con đậm đặc áp dụng mức giảm là 300 đồng/kg.

 

Hệ thống nhà máy thức ăn chăn nuôi Proconco, Anco mức điều chỉnh giảm là 400 đồng/kg đối với các sản phẩm cho heo con; 160 đồng/kg cho thức ăn heo thịt; 120 đồng/kg cho thức ăn gia cầm thịt; các sản phẩm còn lại giảm 100 đồng/kg.

 

Việc điều chỉnh giảm giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đang ở mức tốt, góp phần hỗ trợ cho người chăn nuôi phục hồi kinh tế sau giai đoạn giá bán các sản phẩm ngành chăn nuôi liên tục xuống thấp và kéo dài. 

 

Tìm hiểu thêm thông tin: Doanh nghiệp thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

 

2. Thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước đang là thị trường tiềm năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài 

 

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể kể đến những cái tên như: Tập đoàn Cargill (Mỹ), Haid (Trung Quốc), C.P Group (Charoen Pokphand Group – Thái Lan), De Heus (Hà Lan), BRF (Brazil), Mavin (Pháp), Japfa (Singapore), CJ (Hàn Quốc),… 

 

Việc thu hút các tên tuổi lớn trên thế giới đầu tư vào thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang tạo ra cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Hiện, cả nước đã có 269 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế lên đến 43,2 triệu tấn. Trong đó, 90 nhà máy đang thuộc sở hữu của các doanh nghiệp FDI và 179 nhà máy thuộc sở hữu của các doanh nghiệp trong nước. 

 

Hình 10: Việc thu hút các tên tuổi lớn trên thế giới đầu tư vào thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang tạo ra cuộc cạnh tranh mạnh mẽ
Hình 10: Việc thu hút các tên tuổi lớn trên thế giới đầu tư vào thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang tạo ra cuộc cạnh tranh mạnh mẽ

 

Khoảng 60% cơ sở đã tiến hành đầu tư công nghệ đạt trình độ tiên tiến và dây chuyền sản xuất tự động. Bên cạnh đó, có 20% cơ sở đã đạt trình độ bán tự động, chỉ khoảng 20% cơ sở sản xuất thủ công với công suất thiết kế chỉ đạt dưới 30 nghìn tấn/năm. Đồng thời đã có trên 80% số cơ sở áp dụng ít nhất một hệ thống quản lý chất lượng như: ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương.

 

Tìm hiểu thêm thông tin: Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

 

III. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NỬA CUỐI NĂM 2023 

 

Việt Nam đang là một trong hai quốc gia có khối lượng nhập khẩu ngô tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á và cũng nhà nhập khẩu ngô lớn nhất trong khu vực kể từ niên vụ 2018 – 2019. Từ năm 2012, Việt Nam đã chuyển từ nước nhập khẩu ngô lớn thứ 19 lên vị trí thứ 5 thế giới. Trong năm nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra dự báo tiêu thụ ngô hạt của nước ta trong niên vụ 2023 – 2024 sẽ tăng lên mức 14,5 triệu tấn, được thúc đẩy bởi nhu cầu của ngành chăn nuôi trong nước. 

 

Do còn đang bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước dễ rơi vào thế bị động, đồng thời chịu tác động rất lớn từ những biến động trên thị trường nguyên liệu quốc tế. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng có thể khiến sản lượng của một số loại ngũ cốc chính tại những quốc gia xuất khẩu lớn bị sụt giảm, từ đó làm giá thành đầu vào cho sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng theo.

 

Hình 11: Phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu nên thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước dễ rơi vào thế bị động
Hình 11: Phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu nên thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước dễ rơi vào thế bị động

 

Có thể thấy, việc đa dạng hóa các nguồn cung nguyên liệu từ Ấn Độ hay Pakistan và thay thế bằng những loại nguyên liệu rẻ hơn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam bù đắp chi phí nhập khẩu gia tăng từ các nhà cung cấp truyền thống như: Argentina và Brazil. 

 

Đồng thời việc khai thác tiềm năng lợi thế về địa lý cũng đang giúp các doanh nghiệp trong nước giảm chi phí vận chuyển trong bối cảnh chưa tự chủ được nguồn cung.

 

Bên cạnh các giải pháp mang tính ngắn hạn, các doanh nghiệp thị trường thức ăn chăn nuôi cũng cần tích cực đẩy mạnh việc tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tự sản xuất trong nước, tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Từ đó đa dạng hóa được nguồn cung, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số nguyên liệu truyền thống và vào một số thị trường nhất định.

 

Hình 12: Các doanh nghiệp cũng cần tích cực đẩy mạnh việc tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tự sản xuất trong nước
Hình 12: Các doanh nghiệp cũng cần tích cực đẩy mạnh việc tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tự sản xuất trong nước

 

Về lâu dài, các doanh nghiệp thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước cần đẩy mạnh kế hoạch phát triển sản xuất theo xu hướng bền vững, thúc đẩy tự chủ nguồn nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi với việc tập trung vào các giải pháp như:

 

  • Một, hoàn thiện đất đai theo định hướng Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. 

 

  • Hai, tăng cường sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước thông qua việc tăng diện tích trồng ngô và các loại cây chuyên phục vụ khác; phát triển các sản phẩm thức ăn hữu cơ đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn sinh học.

 

  • Ba, các doanh nghiệp sản xuất của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các chế phẩm sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thay thế cho nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đồng thời, tiến hành thực hiện chuyển đổi số trong quy trình sản xuất và quản lý hỗ trợ giảm chi phí và tiết kiệm thời gian sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 

  • Bốn, cần rà soát, điều chỉnh hợp lý mạng lưới cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp để phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và khả năng xuất khẩu. 

 

  • Năm, khuyến khích đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cảng biển, kho bãi chuyên dùng để phục vụ xuất nhập khẩu nguyên liệu cho thị trường thức ăn chăn nuôi.

 

Tham khảo các bài viết khác về báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi của VIRAC

 https://viracresearch.com/thuc-an-chan-nuoi-nang-luc-san-xuat-con-han-che/

 

 

—————————————

 

Những thông tin được tổng hợp trong  “Báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi Q2/2023”. Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của thị trường thức ăn chăn nuôi, các thông tin liên quan và dự báo từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất. Báo cáo cũng có các dự báo và triển vọng của thị trường với những thông tin được cập nhật mới nhất.

 

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI

 

VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

 

VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….

 

  • Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:

Email: viracresearch@virac.com.vn

 

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

  • Nghiên cứu Ngành
  • Nghiên cứu doanh nghiệp
  • Nghiên cứu thị trường
  • Nền tảng dữ liệu VIRACE

 

Các đối tác của VIRAC

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
  • Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
  • Olam International
  • FrieslandCampina

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.