Theo báo cáo của VIRAC, thị trường xi măng Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 không mấy khả quan. Chênh lệch cung – cầu của thị trường vẫn ở mức cao. Sản xuất xi măng dư thừa so với nhu cầu khiến ngành này gặp nhiều khó khăn.
Thông tin dưới đây được tổng hợp từ hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory và báo cáo của VIRAC. Data Factory là hệ thống hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dữ liệu của các ngành kinh tế tại Việt Nam danh cho các đối tượng cá nhân, sinh viên, người làm nghiên cứu. Trải nghiệm Data Factory ngay!
Tóm tắt báo cáo thị trường xi măng Việt Nam
Theo báo cáo của VIRAC, cung xi măng 6 tháng đầu năm có tỷ lệ cầu/cung chỉ đạt x%. Điều này cho thấy ngành xi măng Việt Nam vẫn đang khó khăn trong việc tìm đầu ra.
Thật vậy, mức tiêu thụ xi măng ở cả thị trường trong nước và nước ngoài đều giảm mạnh. Mặc dù tiêu thụ nội địa đã cải thiện trong quý 2 năm 2023 nhưng tổng thể vẫn thấp hơn cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, xuất khẩu xi măng các loại cũng tăng mạnh trong quý 2/2023 tại một số thị trường. Tuy nhiên, sự tăng trưởng tích cực từ các thị trường Bangladesh và Đài Loan cũng chưa bù đắp được sa sút từ thị trường Trung Quốc.
Thị trường xi măng đang có xu hướng chuyển dịch từ xuất khẩu clinker sang tăng xuất khẩu xi măng. Có 2 lý do dẫn đến điều này. Lý do thứ nhất là do tăng thuế xuất khẩu clinker từ 1/1/2023. Lý do thứ hai là do nhu cầu xi măng và clinker của Trung Quốc giảm mạnh.
Tổng quan thị trường xi măng Việt Nam
Tiêu thụ và xuất khẩu của thị trường xi măng Việt Nam
Hoạt động tiêu thụ xi măng tại Việt Nam:
Tiêu thụ xi măng nội địa giảm x% so với cùng kỳ 2022.


Nguồn: VIRAC
Theo báo cáo VIRAC, tiêu thụ xi măng đạt 43 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, tiêu thụ nội địa đạt gần 29 triệu tấn, giảm x% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân tiêu thụ xi măng trong nước giảm mạnh là do nhu cầu xi măng trong nước 6 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp. Nhu cầu xi măng ở mức thấp là tương đối dễ hiểu do ảnh hưởng từ ngành xây dựng giảm sút; chính sách tín dụng thắt chặt khiến các chủ đầu tư khó khăn trong việc triển khai các dự án xây dựng.
Mặc dù quý 2 tiêu thụ xi măng có cải thiện, tăng x% so với quý trước và xấp xỉ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sự cải thiện này mới chỉ là tạm thời khi mức tiêu thụ lại cho thấy sự giảm dần theo từng tháng.
Xi măng là một sản phẩm đặc thù được bán và phân phối theo vùng. Tiêu thụ xi măng mạnh nhất ở miền Nam, với nhiều công trình hạ tầng đang được triển khai, chiếm x% tổng sản lượng tiêu thụ của cả nước. Trong khi đó, Miền Trung có mức tiêu thụ yếu nhất chỉ chiếm x% tổng sản lượng tiêu thụ trong nước.


Nguồn: VIRAC
Hoạt động xuất khẩu xi măng của Việt Nam:
Xuất khẩu xi măng 6 tháng đầu năm giảm cả về sản lượng và kim ngạch. Theo báo cáo của VIRAC, sản lượng xuất khẩu xi măng đạt x triệu tấn (giảm x% so với cùng kỳ 2022) và kim ngạch xuất khẩu xi măng đạt gần 700 triệu USD (giảm x% so với cùng kỳ).


Nguồn: VIRAC
Giá xuất khẩu trung bình 6 tháng đầu năm đạt x USD/tấn, cao hơn x% so với trung bình năm 2022. Tuy nhiên đây đã là mức giá đã hạ nhiệt so với hồi đầu năm. Điểm sáng trong xuất khẩu xi măng quý 2 là đã tăng x% so với cùng kỳ 2022 mặc dù vẫn đi ngang so với quý trước.
Xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh tại thị trường Bangladesh và Đài Loan, bù đắp 1 phần sa sút từ thị trường Trung Quốc.
Sản xuất của thị trường xi măng Việt Nam
Theo báo cáo của VIRAC, tổng sản lượng xi măng các loại trong 6 tháng đầu năm đạt x triệu tấn, giảm x% so với cùng kỳ 2022. Trong đó xi măng giảm x% so với cùng kỳ; clinker tăng hơn x% so với cùng kỳ 2022.


Nguồn: VIRAC
Nguyên nhân sụt giảm là do nửa đầu tháng 6, nhiều nhà máy sản xuất xi măng tại 1 số tỉnh thành phía Bắc đã hạn chế huy động máy móc, thiết bị tiêu thụ điện lớn trong giờ cao điểm. Tuy nhiên, những tình trạng sớm đã sớm được khắc phục. Sản xuất xi măng 4 tháng gần đây liên tục tăng nhanh, dù tổng sản lượng sản xuất ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ, nhưng sản lượng quý 2 năm 2023 cải thiện 19% so với quý 1 (dù so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm 0,1%)
Quý 2 năm 2023 ghi nhận mức sản lượng quý cao nhất kể từ 2021, cho thấy ngành xi măng đang từng bước hồi phục sau 2 năm hoạt động khó khăn. 6 tháng đầu năm 2023, cho thấy các nhà sản xuất chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, gia tăng sản lượng clinker. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2022, clinker chiếm gần x% trong cơ cấu sản xuất; nhưng 6 tháng đầu năm 2023 con số này đã lên y%.


Nguồn: VIRAC
Dự báo thị trường xi măng Việt Nam: còn nhiều khó khăn từ nay đến cuối năm
Khó khăn 1: Nguồn cung dự án và nhu cầu xây dựng thấp
Có thể thấy rằng, thị trường xây dựng dân dụng ảnh hưởng từ sự ảm đạm của thị trường bất động sản. Hiện nay, xu hướng thắt tín dụng và lãi suất tăng cao gây khó khăn cho người mua nhà. Giá nhà hiện đã ở mức cao so với nhu cầu và khả năng chi trả của đa số người dân. Các nguyên nhân này khiến cho nhu cầu xây dựng giảm xuống.
So với phân khúc nhà ở thương mại, hoạt động xây dựng nhà không để ở tương đối bền vững hơn nhờ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tuy nhiên, các dự án văn phòng và thương mại sẽ chỉ bù đắp một phần sự sụt giảm trong khối lượng thi công. Nhu cầu xây dựng của các dạng văn phòng còn phụ thuộc vào quy mô thấp so với mảng nhà ở thương mại hoặc thời gian hoàn thiện pháp lý và phát triển dự án thường kéo dài.
Khó khăn 2: Xuất khẩu xi măng dự kiến giảm
Theo VIRAC dự báo, xuất khẩu xi măng trong 6 tháng cuối năm được dự đoán là sẽ giảm. Lý do cho điều này là việc tăng thuế xuất khẩu xi măng từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023. Thuế tăng khiến nhiều doanh nghiệp xi măng trong nước điêu đứng vì giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế. Trong bối cảnh giá clinker xuất khẩu không tăng, doanh nghiệp còn phải gánh thêm chi phí thuế sẽ làm giảm sức cạnh tranh.
Xuất khẩu xi măng của Việt Nam chủ yếu lệ thuộc vào một vài thị trường xuất khẩu chính (Trung Quốc, Philippines, v.v.) nên chịu ảnh hưởng nhiều của các thị trường này. Trong khi đó, tại hai thị trường Trung Quốc và Philipines đều có tín hiệu của sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ xi măng.
Trong ngắn hạn, tăng trưởng nhu cầu đối với xi măng tại Trung Quốc được dự báo sẽ không đổi, vào khoảng 0- 3%. Xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc trong năm 2023 được dự đoán có thể được cải thiện so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng đồng nghĩa với việc các nhà xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam có thể phải cạnh tranh gay gắt hơn để giành được hợp đồng với Trung Quốc. Do đó, xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc dự báo sẽ giảm.
Trong dài hạn, nhu cầu xi măng tại Trung Quốc trong sẽ giảm do quá trình đô thị hóa ở nước này đang chậm lại đồng thời hoạt động xây dựng cũng yếu đi. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm tăng trưởng tổng sản lượng xuất khẩu trong dài hạn.
Philippines công bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm xi măng Việt Nam: hàng chục doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá, có những doanh nghiệp bị áp thuế khá cao, đến hơn 23%. Đây cũng là một trong những tín hiệu dự báo xuất khẩu xi măng sẽ giảm ở nước này.
Triển vọng thị trường xi măng Việt Nam: Tín hiệu từ thị trường trong nước
(Thị trường xi măng Việt Nam đã xuất hiện một số tín hiệu có triển vọng giúp tăng tiêu thụ xi măng trong nước, tuy nhiên các tín hiệu này còn khá mơ hồ)
Triển vọng 1: Đầu tư công là động lực tăng trưởng chính của thị trường xi măng nhưng tốc độ giải ngân chậm
Trong bối cảnh các đầu kéo tiêu dùng, xuất khẩu chịu ảnh hưởng do áp lực lạm phát, tỷ giá tăng và kinh tế toàn cầu biến động thì đầu tư công là yếu tố thức đẩy tăng trưởng cho thị trường xi măng. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước thì GDP tăng thêm 0,058%. Việc tập trung đẩy mạnh của đầu tư công cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra các tác động lan tỏa đến nhiều nhóm ngành, trong đó có nhóm ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành xi măng nói riêng.


Nguồn: VIRAC
Tuy nhiên, việc giải nhân và triển khai ở Việt Nam còn nhiều trở ngại do nhiều thủ tục trung gian. Nhiều dự án từ những năm trước cũng liên tục trong trạng thái bị đình trệ, chưa được giải ngân.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất xi măng nói riêng và ngành vật liệu xây dựng nói chung chính phủ cần có các biện pháp giải ngân nhanh chóng, cắt giảm thủ tục để doanh nghiệp có thêm động lực sản xuất.
Triển vọng 2: Ngành xây dựng trong nước nói chung có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng
Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng Việt Nam được dự báo có tỉ lệ tăng trưởng tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo của VIRAC, dự báo tăng trưởng GDP 2023 đạt 6,5%, trong khi con số này với ngành xây dựng đạt 6,5%-7%
Trong khi đó, chu kì thời tiết dự báo chuyển sang trạng thái El Nino (với đặc điểm ít mưa) từ năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi công, đặc biệt tại các dự án hạ tầng giao thông.


Giá vật liệu xây dựng như thép kỳ vọng sẽ hạ nhiệt do nhu cầu thép thế giới thấp do áp lực lạm phát. Xu hướng thắt chặt tiền tệ, và thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ cần thêm vài năm để hồi phục sau khủng hoảng; cũng như vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng được nối lại hậu đại dịch là một số tín hiệu gây khó khăn cho thị trường xi măng. Tuy nhiên một số vật liệu như đất đắp, cát san nền và đá vẫn duy trì xu hướng tăng giá.
Giá xi măng vẫn tiếp tục neo do giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng (giá xăng, dầu, than đá) vẫn tăng và giữa ở mức cao, nguồn cung nguyên vật liệu khan hiếm. Trong đó giá than chiếm trên 60% giá thành sản xuất xi măng, giá than cao ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất xi măng.
Phần lớn nguồn cung than trong ngành xi măng đến từ nhập khẩu, tuy nhiên giá than nhập khẩu hiện nay dù đã giảm nhưng vẫn cao hơn giai đoạn 2015-2019. Những điều này vừa tạo thuận lợi đồng thời cũng gây ra những khó khăn cho thị trường xi măng. Giá nguyên vật liệu cao và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài khiến các nhà sản xuất xi măng bị động trong điều hành sản xuất.
—————————————
Những thông tin được tổng hợp trong “Báo cáo ngành xi măng Q2/2023”. Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của thị trường xi măng. Bên cạnh đó, báo cáo cũng có các dự báo và triển vọng của ngành xi măng với những thông tin được cập nhật mới nhất.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH XI MĂNG
VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.
VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….
Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:
Email: viracresearch@virac.com.vn
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
- Nghiên cứu Ngành
- Nghiên cứu doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường
- Nền tảng dữ liệu VIRACE
Các đối tác của VIRAC
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
- Olam International
- FrieslandCampina