Theo báo cáo của VIRAC, ngành nhựa Việt Nam trong những tháng đầu năm khá ảm đạm do sự ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô toàn cầu. Sản xuất và tiêu thụ nhựa đều giảm so với cùng kỳ năm 2022.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH NHỰA
Thông tin dưới đây được tổng hợp từ hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory và báo cáo của VIRAC. Data Factory là hệ thống hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dữ liệu của các ngành kinh tế tại Việt Nam danh cho các đối tượng cá nhân, sinh viên, người làm nghiên cứu. Trải nghiệm Data Factory ngay!
Ngành nhựa Việt Nam được đặt trong bối cảnh không mấy thuận lợi của kinh tế vĩ mô
Tổng sản phẩm quốc nội thấp hơn so với mọi năm. GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3.72%, tỷ lệ này khá thấp so với tăng trưởng GDP cùng kỳ giai đoạn 2011 – 2023. Các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong 6 tháng qua.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng nhẹ. Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn khi nhu cầu yếu và chi phí đầu vào tăng cao trong khi số lượng đơn hàng giảm.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm ngành giáo dục tăng học phí trở lại, giá nhà ở tăng cao cùng với đó là sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào đã dẫn đến CPT tăng. Bình quân giá xăng dầu trong nước giảm đã kiềm chế tốc độ tăng của CPI.
Tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023 có dấu hiệu giảm tốc so cùng kỳ năm trước.
Những dữ liệu ở trên cho ta thấy một bức tranh kinh tế vĩ mô khá ảm đạm. Mọi chỉ số kinh tế mới chỉ tăng nhẹ và chưa phục hồi được về mức như trước đại dịch. Ngành nhựa sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định khi được đặt trong hoàn cảnh kinh tế vĩ mô như hiện nay.
Tổng quan ngành nhựa Việt Nam
Năng lượng cung cấp cho hoạt động sản xuất ngành nhựa tại Việt Nam được duy trì ổn định:
Than – nguồn cung nội địa phục hồi, trong khi sản lượng cung từ nhập khẩu giảm đáng kể


Nguồn: VIRAC
Mặc dù nhiều tài nguyên than nhưng nước ta vẫn nhập khẩu lượng lớn than từ nước ngoài. Điều này khiến cho giá than trong nước chịu nhiều ảnh hưởng của giá than thế giới. Dự kiến giá than toàn cầu sẽ hạ nhiệt vì nhu cầu tiêu thụ than tại các thị trường khác đang giảm. Các nước EU đang đặt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng khi hầu hết các thành viên EU báo cáo nhu cầu điện năng giảm hơn 5% trong năm 2023.
Giá than trong nước đã tăng trong tháng 4/2023 mặc dù trước đó giá than đang được duy trì ổn định. Tuy nhiên, với giá than thế giới đang ở mức thấp, giúp cho nguồn cung than trong cả nước vẫn được duy trì ở mức ổn định.
Một nguồn năng lượng nữa cần thiết cho ngành nhựa là điện.


Nguồn: VIRAC
Giá điện bình quân 6 tháng đầu năm 2023 đang neo cao đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nhựa. Giá điện toàn phần (FMP) trên thị trường điện cạnh tranh (CGM) tăng chủ yếu do tỉ lệ huy động các nguồn nhiệt điện giá cao tăng. Hiện tại, giá bán điện cạnh tranh vẫn đang huy động theo Kế hoạch vận hành thị trường điện năm 2022 của Bộ Công thương.
Do đó, giá trần điện năng (SMP) vẫn tiếp tục neo cao, hỗ trợ nhóm nhiệt điện. Trong những tháng cuối năm, dự báo giá điện vẫn duy trì ở mức cao do giá nguyên liệu đầu vào than, khí đốt cao. Tuy nhiên, sản lượng điện được đảm bảo bởi nguồn cung từ thủy điện, điện gió, trong khi nhu cầu chưa tăng cao
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhựa nguyên liệu (nhựa nguyên sinh) của ngành nhựa Việt Nam:
Nhựa nguyên liệu (hay nhựa nguyên sinh) là hạt nhựa được sản xuất từ việc chưng cất dầu mỏ, chưa qua sử dụng, không pha tạp chất và cũng không có phụ gia, có màu trắng tự nhiên. Khi đưa hạt nhựa vào sử dụng có thể pha thêm các hạt tạo màu khác nhau để có được màu sắc mong muốn. Hiện nay các loại nhựa nguyên sinh thường gặp là: PE, PP, ABS, PA, POM, PVC, PET, PC …
Sản xuất nhựa nguyên liệu/nguyên sinh tại Việt nam nhìn chung giảm.
Theo VIRAC, sản xuất hạt nhựa nguyên sinh trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm x% so với cùng kỳ năm 2022. Sản phẩm có mức giảm sâu nhất là PE, giảm -x% so với cùng kỳ 2022. Sản phẩm có mức tăng trưởng tốt nhất là PVC với mức tăng +x% so với năm trước.


Nguồn: VIRAC
Nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh trong 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận giảm về lượng và giá.
Theo VIRAC, nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm x% so với cùng kỳ năm 2022 về lượng. Nhập khẩu cũng giảm x% về kim ngạch. Giá nhập khẩu trung bình quý đạt 1,494 USD/tấn, giảm x% so với cùng kỳ năm ngoái.


Nguồn: VIRAC
Xuất khẩu nhựa nguyên sinh ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân cho điều này là do mức sản xuất nhựa của nước ta còn kém hơn các nước phát triển, phụ thuộc vào nhựa nhập khẩu ở nước ngoài nên ít sản phẩm được mang ra quốc tế. Chỉ một số doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam đủ sản lượng sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong báo cáo của VIRAC có đầy đủ thông tin về tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu, top doanh nghiệp xuất khẩu của từng loại hạt nhựa nguyên sinh:
- Tìm hiểu về: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hạt nhựa PS 5 tháng đầu năm 2023 theo quốc gia
- Tìm hiểu về: Doanh nghiệp Xuất khẩu PS chính 5 tháng đầu năm 2023
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhựa thành phẩm của ngành nhựa Việt Nam:
Sản xuất nhựa thành phẩm nội địa giảm mạnh. Nguyên nhân cho điều này là do nguồn cung nhựa nguyên liệu trong nước tăng nhưng vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Giá trị sản xuất nhựa thành phẩm nội địa đạt x (nghìn tỷ đồng). Nhựa xây lắp là sản phẩm chính trong số các sản phẩm nhựa của Việt Nam, chiếm x% tổng sản lượng; tiếp đến là tấm phiến, mặt nghiêng bằng plastic chiếm x%; nhựa bao bì chiếm x% và các loại nhựa khác chiếm x%.


Nguồn: VIRAC
Nhập khẩu nhựa thành phẩm: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nhựa trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt x tỷ USD, giảm x% so với cùng kỳ năm 2022. Hầu hết các thị trường nhập khẩu đều giảm sâu. Duy nhất Đức và Ấn Độ là hai thị trường có kim ngạch tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là x% và y%.
Xuất khẩu nhựa thành phẩm: xuất khẩu sản phẩm nhựa 6 tháng đầu năm 2023 giảm x% so với cùng kỳ 2022. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do: Lạm phát toàn cầu ở mức cao, đặc biệt kinh tế khó khăn tại các thị trường lớn như EU và Mỹ; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa giảm sâu.


Nguồn: VIRAC
Xu hướng phát triển của ngành nhựa Việt Nam
Xu hướng phát triển chung: Hướng tới phát triển ngành nhựa xanh trong nền kinh tế tuần hoàn.
Ngành nhựa là một ngành kinh tế quan trọng, là mắt xích trong nhiều chuỗi giá trị sản xuất. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nhựa trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ta cũng cần nhận thức rõ tác hại của nhựa và ngành nhựa đối với môi trường. Đặc biệt là rác thải nhựa vẫn luôn là vấn nạn của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để hướng tới sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam, ngành nhựa cũng đặt mình vào trong nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới sự phát triển xanh.
Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương, ngành nhựa phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các nhóm sản phẩm có tuổi thọ ngắn và tăng tỷ trọng nhóm sản phẩm có tuổi thọ dài. Điển hình là việc giảm sản xuất nhựa bao bì và nhựa gia dụng tăng sản xuất nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật có tính chất cơ lý đặc biệt chuyên dùng trong thi công công trình và hoạt động công nghiệp.
Xu hướng này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều ban ngành và doanh nghiệp. Hiện nay các mô hình kinh doanh và sản xuất của ngành nhựa vẫn đang nằm trong các mô hình truyền thông, tuyến tính. Với nền kinh tế đang dần chuyển mình, ngành nhựa cần có những thay đổi tiên phong nhằm bắt kịp xu hướng thời đại. Như vậy, ngành nhựa mới có thể có những đóng góp cho sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam và đem lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.
Xu hướng phát triển của từng sản phẩm trong ngành nhựa
Xu hướng phát triển của nhựa bao bì.
Nhu cầu sản phẩm đầu ra của nhựa bao bì sẽ phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của người dân.


Nguồn: VIRAC
Từ biểu đồ trên cho thấy có mối tương quan thuận chiều giữa tiêu dùng đồ uống có cồn, đồ uống không cồn và GDP. Với mức tăng trưởng này đưa tới triển vọng sáng cho ngành tiêu dùng đồ uống. Nhờ đó, các ngành phụ trợ như nhựa bao bì sẽ có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của phát triển xanh, bao bì của các sản phẩm đang dần chuyển sang sử dụng các loại thân thiện hơn với môi trường nên trong dài hạn nhóm sản phẩm này bị giảm thị phần tiêu thụ.
Xu hướng bao bì nhựa được dự đoán sẽ phổ biến trong thời tương lai là xu hướng tối giản và tái sử dụng. Xu hướng tối giản bao bì vừa giúp sản phẩm trở nên sang trọng, nổi bật giữa các sản phẩm đầy màu sắc khác vừa giúp cho việc tái chế các dạng bao bì này trở nên dễ dàng hơn. Việc này sẽ giúp cho việc tái chế và bảo vệ môi trường trở nên dễ dàng.
Một xu hướng nữa dự đoán sẽ phát triển trong tương lai đó là việc sử dụng bao bì bền vững có chất lượng cao để tái sử dụng nhiều lần. Khi tuổi thọ của sản phẩm được kéo dài thì cũng phần nào giảm bớt gánh nặng cho môi trường.
Xu hướng phát triển của nhựa kỹ thuật
Nhựa cũng là một phần quan trọng trong các thiết bị kỹ thuật. Xu hướng tăng trưởng mảng nhựa kỹ thuật phụ thuộc chủ yếu vào ngành công nghiệp ô tô và ngành điện-điện tử. Đối với ngành ô tô dự kiến vẫn gặp khó khăn do thiếu chip toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng các loại xe điện được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính cho mảng nhựa kỹ thuật trong dài hạn. Linh kiện nhựa kỹ thuật giúp giảm trọng lượng của xe và hạn chế tiêu hao năng lượng.
Ngành điện-điện tử cũng là một triển vọng sáng đối với ngành điện – điện tử nội địa do nói chung và ngành nhựa nói riêng. Ngành này được dự báo sẽ phát triển trong tương lai gần khi Chính phủ hỗ trợ chính sách thu hút đầu tư FDI như ưu đãi thuế, tạo môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư phát triển công nghệ.
Đồng thời các tập đoàn lớn trong ngành đang có kế hoạch dịch chuyển hoặc tái cơ cấu chuỗi sản xuất theo hướng “Trung Quốc +1”. Kỳ vọng Việt Nam (vị trí địa lý gần Trung Quốc) sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong chính sách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu.
—————————————
Những thông tin ở trên được tổng hợp trong “Báo cáo ngành nhựa Q2/2023”. Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của ngành nhựa. Bên cạnh đó, báo cáo cũng có thông tin về dự báo và triển vọng của ngành nhựa với những thông tin được cập nhật mới nhất.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH NHỰA
VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.
VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….
Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:
Email: viracresearch@virac.com.vn
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
- Nghiên cứu Ngành
- Nghiên cứu doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường
- Nền tảng dữ liệu VIRACE
Các đối tác của VIRAC
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
- Olam International
- FrieslandCampina