SỨC ÉP CỦA DỊCH BỆNH LÊN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI THÁNG 5/2021

Kinh tế Việt Nam chững lại trước làn sóng dịch bệnh lần thứ 4

Kết thúc quý I/2021, nền kinh tế của Việt Nam trên đà tăng trưởng trở lại. Các chỉ số kinh tế vĩ mô có nhiều tín hiệu tích cực, sản xuất, kinh doanh phục hồi. Tuy nhiên, làn sóng dịch bệnh Covid-19 quay trở lại, một lần nữa, lại khiến các doanh nghiệp trong nước lao đao, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại. Làn sóng Covid-19 lần thứ tư được coi là làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất Việt Nam trải qua. Hoạt động sản xuất trong nước được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Chỉ số sản xuất ổn định, có xu hướng đi ngang:

Trong tháng 5, chỉ số IIP toàn ngành tăng trưởng 1.6% so với tháng trước và 11.6% so với cùng kỳ. Chỉ số PMI không duy trì được xu hướng tăng trưởng tại 3 tháng trước đó. Nguyên nhân được nhận định là do đợt bùng phát COVID-19 hồi cuối tháng 4 ở Việt Nam đã kìm hãm tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất.
Chỉ số PMI và IIP của Việt Nam T5/2021

Nguồn: VIRAC, GSO

Tốc độ tăng trưởng sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều chậm lại so với tháng trước. Các công ty cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng và mua nguyên vật liệu. Chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh đã làm giá bán hàng tăng ở mức mạnh nhất trong hơn một thập kỷ qua. Điểm sáng tiếp tục thuộc về ngành công nghiệp chế biến – chế tạo với mức tăng 14.6% so với cùng kỳ và 2.6% so với tháng trước.

Nhu cầu hàng hóa trong và ngoài nước tăng nhẹ:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 393.6 nghìn tỷ đồng, giảm 4% so với tháng trước và tăng 2.29% so với cùng kỳ.  Nhu cầu tiêu dùng trong nước chững lại dưới sức ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 mới nhất. 

kinh-te-Viet-nam-va-the-gioi

Nguồn: VIRAC, GSO

Tổng kim ngạch xuất–nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 5 đạt 262.3 tỷ USD, tăng 33.75% so với cùng kỳ. Trong đó: xuất khẩu đạt 130.95 tỷ USD tăng 30.8%; nhập khẩu đạt 131.35 tỷ USD, tăng 26.89%. Hoạt động xuất- nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường. Tuy nhiên, chi phí logistics vẫn ở mức cao do thiếu containers rỗng toàn cầu, hàng hóa lưu thông kém. Nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động sản xuất tiếp tục tăng mạnh.

 

kinh-te-Viet-nam-va-the-gioi

Nguồn: VIRAC, GSO

 

Điểm tin thế giới trong tháng 5/2021

Cầu hàng hóa thế giới tăng trưởng ổn định

kinh-te-Viet-nam-va-the-gioi

Nguồn: VIRAC, GSO

Chỉ số giá 3 mặt hàng chính tiếp tục đà tăng trưởng thậm chí vượt qua thời điểm trước đại dịch nhờ viễn cảnh kinh tế toàn cầu hồi phục. Nguyên nhân là nhờ các gói cứu trợ nền kinh tế; vaccine được tích cực triển khai và nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc phục hồi. Giá các mặt hàng năng lượng năm 2021 dự kiến tăng 30% so với trung bình 2020. Giá dầu dự kiến đạt mức 56 USD/thùng trong năm 2021 và sẽ tăng lên mức 60 USD/thùng vào năm 2022; do sản lượng của các quốc gia OPEC+ kỳ vọng sẽ tăng trưởng dần trong thời gian tới.

Kinh tế Mỹ khởi sắc tích cực:

GDP của Mỹ tăng trưởng 6.4% – mức tăng cao nhất trong quý đầu tiên kể từ 1984. Trong đó đóng góp chính: tiêu dùng cá nhân tăng 10.7%; đầu tư và chi tiêu chính phủ tăng 6.3%. Trong quý I, Mỹ là quốc gia nhập siêu đạt 847 tỷ USD; nhập khẩu tăng trưởng 5.7% trong khi xuất khẩu giảm 1.1%. Thực trạng cho thấy Mỹ đang là quốc gia mua hàng chính trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung phần còn lại của thế giới chưa cho thấy đáp ứng cầu tại quốc gia này.

Tốc độ phục hồi đáng kinh ngạc của kinh tế Trung Quốc:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 18.3% – mức tăng trưởng quý cao nhất kể từ năm 1992. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 33.9%; đầu tư tài sản cố định tăng 25.6% và sản xuất công nghiệp tăng 24.5%. Thị trường cải thiện cầu hàng hóa nội địa tăng nhanh, bán lẻ trực tuyến tăng trưởng nhanh chóng. Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng ổn định trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi, các nhà máy tại quốc gia này chạy đua để đáp ứng đơn hàng từ bên ngoài.

EU chính thức rơi vào suy thoái trong quý I 2021:

GDP trong quý I khu vực Eurozone giảm 0.6% và khu vực EU-27 giảm 0.4% so với cùng kỳ. Đây là mức suy giảm mạnh nhất từ 1995 và là quý thứ 2 liên tiếp ghi nhận sụt giảm trong GDP. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc số lượng ca nhiễm Covid-19 tiếp tục gia tăng cũng như các chương trình tiêm chủng vaccine được thực hiện hết sức chậm chạp so với các khu vực khác.

Đăng ký nhận báo cáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.