Ngành du lịch và dịch vụ lưu trú: xu hướng khôi phục sau đại dịch

Ngành du lịch và dịch vụ lưu trú Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay, khi lượng khách quốc tế và khách nội địa đều giảm mạnh đầu năm 2020. Chỉ trong vài tháng qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm từ hàng triệu người xuống con số không tại một số thời điểm. Nguyên nhân là do những lệnh tăng cường kiểm soát biên giới và hạn chế di chuyển xuyên quốc gia.

Khách du lịch trên toàn quốc giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, trong 3 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3.7 triệu lượt, giảm 18.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 03/2020 đạt gần 450 nghìn lượt, giảm 68.1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63.8% so với tháng trước. Khách du lịch nội địa đạt 13 triệu lượt khách, trong đó có 6.8 triệu lượt khách lưu trú. 

Số lượng khách du lịch đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020

Chỉ tiêu

Ước tính tháng 3/2020

3 tháng năm 2020 (Lượt khách)

Tháng 3 so với tháng trước (%)

Tháng 3 so với tháng 3/2019 (%)

3 tháng 2020 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng số

449,923

3,686,779

36.2

31.9

81.9

Phân theo phương tiện

1, Đường hàng không

375,137

2,991,585

37.7

34.3

85.1

2, Đường biển

9,024

144,109

16.4

44.8

192.1

3, Đường bộ

65,762

551,085

34.1

22.1

60.6

 

 

Nguồn: VIRAC, TCDL

Doanh thu du lịch lữ hành 4 tháng đầu năm ước tính đạt 88 tỷ đồng, giảm 97.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn thế giới, Việt Nam tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài và nhiều địa điểm tham quan du lịch ngừng hoạt động trong giai đoạn giãn cách xã hội. 

Theo một khảo sát được thực hiện bởi Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện, phối hợp với Grant Thornton Ltd. (Việt Nam) và báo điện tử VnExpress, 71% doanh nghiệp trong ngành du lịch và lữ hành cho biết doanh thu của họ trong Q1/2020 giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019.

Nguồn: VIRAC, VNAT

Hầu hết lượng khách du lịch từ các quốc gia tới Việt Nam đều giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm. Mặc dù Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn đứng đầu trong danh sách với gần 900 nghìn lượt khách quốc tế, nhưng dịch bệnh bùng phát tại hai quốc gia này gây ra một sự sụt giảm đáng kể lượng khách du lịch. Với Trung Quốc, con số này đã giảm đến 31.9% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm nhiều nhất đến từ tháng 3, khi dịch bùng phát mạnh. Khách du lịch từ Hàn Quốc cũng chung xu hướng khi giảm 26.1% so với cùng kỳ năm 2019. 

Ngành dịch vụ lưu trú bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Trong Q1/2020, thị trường khách sạn ghi nhận tình hình hoạt động thấp nhất trong quý 1 từ trước đến nay với sự sụt giảm công suất trung bình đáng kể. Công suất giảm do tác động từ lượng khách quốc tế giảm mạnh trong quý, đầu tiên là nguồn khách từ Trung Quốc, sau đó là từ Hàn Quốc và Châu Âu. 

Công suất hoạt động dịch vụ lưu trú tại hai thành phố lớn nhất cả nước là thủ đô Hà Nội và TP.HCM đều giảm mạnh do ảnh hưởng xấu của dịch bệnh. Tại Hà Nội, công suất trung bình Q1/2020 giảm 30% so với Q4/2019, giảm đến 26.5% so với mức trung bình của năm 2019.

Nguồn: VIRAC tổng hợp

Công suất hoạt động của các khách sạn tại TP.HCM 3 tháng đầu năm 2020 giảm 20% so với Q4/2019, và giảm 18.75% so với mức trung bình năm 2019. Các khách sạn phải cắt giảm nhân sự, có nơi lên tới 50% để tiết kiệm chi phí vận hành.

Nguồn: VIRAC tổng hợp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 tháng đầu năm ước tính đạt 16.8 nghìn tỷ đồng, giảm 23.6% so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người dân hạn chế đi lại và ăn uống ngoài gia đình, đồng thời việc tạm ngừng cấp visa cho khách Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Tại các tỉnh thành đều ghi nhận doanh thu dịch vụ lưu trú giảm mạnh chưa từng thấy. Một số tỉnh là điểm nóng về du lịch như Đà Nẵng, Khánh Hòa, doanh thu 4 tháng đầu năm đều giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Mức độ sụt giảm doanh thu dịch vụ lưu trú  tại một số tỉnh 4 tháng đầu năm

Tỉnh/Thành phố

Mức độ sụt giảm

Tỉnh/Thành phố

Mức độ sụt giảm

Hà Nội

42.9%

Thanh Hóa

39.7%

Tp.Hồ Chí Minh

45%

Quảng Bình

34.9%

Đà Nẵng

41.4%

Cần Thơ

30.7%

Khánh Hòa

52.1%

Hải Phòng

26.5%

Bà Rịa – Vũng Tàu

42.4%

Quảng Ninh

25.3%

Nguồn: VIRAC tổng hợp

Xu hướng khôi phục ngành du lịch và dịch vụ lưu trú trong thời gian tới

Tập trung vào khách du lịch nội địa 

Trong khi du lịch quốc tế vẫn còn chưa chắc chắn khi nào sẽ được mở lại, các khách sạn và hãng hàng không đang giảm giá tới 50% để thu hút người dân địa phương. Du lịch nội địa chưa phát huy hết tiềm năng, ngành du lịch và dịch vụ lưu trú sẽ phải thích nghi để phục vụ khách du lịch địa phương.

Khai thác các đường bay quốc tế mới mở 

Các hãng hàng không đang tập trung vào việc mở nhiều đường bay quốc tế hơn nhằm phát triển giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội. Đầu năm 2020, Vietjet mở thêm 5 đường bay mới đến Nagoya, Fukuoka là hai thành phố lớn thứ ba và thứ tư Nhật Bản. 3 đường bay thẳng kết nối Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM với hai trung tâm chính trị, văn hóa lớn của Ấn Độ là New Delhi và Mumbai.

Bamboo Airways cũng đã xúc tiến hoạt động đẩy mạnh mở rộng mạng bay tới nhiều quốc gia như Cộng hòa Séc, Liên bang Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… và đã chính thức mở bán vé nhiều đường bay quốc tế. 

Những đường bay mới mở trong giai đoạn này sẽ thúc đẩy lượng khách du lịch trong thời gian tới, nhất là khi giai đoạn dịch bệnh được khống chế hoàn toàn. Tới thời điểm hiện tại Việt Nam cũng là nước được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về khả năng kiểm soát dịch bệnh. Đặc biệt, các chính sách đối với người nước ngoài tại Việt Nam và người Việt Nam trở về từ các vùng dịch trong thời gian qua đã gây ấn tượng sâu sắc, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn thu hút du khách quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.