Triển vọng và thách thức 1 số ngành kinh tế Việt Nam trong năm 2023 

 Diễn biến tình hình nền kinh tế Việt Nam Q4/2022 – triển vọng & thách thức trong năm 2023

 

Diễn biến tình hình nền kinh tế Việt Nam Q4/2022

Diễn biến tình hình kinh tế Việt Nam Q4/2022 – triển vọng & thách thức trong năm 2023 

 

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 

 

Thị trường lao động khởi sắc trở lại

 

Dịch bệnh Covid-19 xảy ra trong 2 năm qua đã khiến không ít người lao động thất nghiệp, mất việc làm hay phải chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa, hiện tượng di cư lao động tại các thành phố lớn đã gây ra sự bất ổn trên thị trường lao động. 

 

Tuy nhiên, sau khi các biện pháp phòng dịch được nới lỏng, thị trường lao động đã bắt đầu phục hồi đó là điểm tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Theo Bộ LĐ-TB-XH, tính đến hết tháng 12/2021, 95% lực lượng lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm lao động đã hoạt động trở lại.

 

Theo Navigos Search, nhu cầu tuyển dụng lao động một số ngành sẽ tăng trong thời gian tới, nhất là các nhóm ngành nghề như kinh doanh thương mại; hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, v.v. 

 

Nhưng trước tình hình lạm phát tiếp tục tăng, đè nặng lên các nền kinh tế toàn cầu trong năm 2022, khiến môi trường tài chính yếu hơn. Công ty lớn như Amazon, Meta, Apple, … cũng đã có đợt cắt giảm nhân sự lớn chưa từng có. Dự đoán xu hướng sa thải nhân viên trong 2023 sẽ lan sang các công ty công nghệ, các doanh nghiệp đầu tư tại VIệt Nam. Điểu này ảnh hưởng không nhỏ đến lực lượng người lao động cũng như phát triển kinh tế Việt Nam.

 

 

 

Áp lực lạm phát vẫn hiện hữu, nhưng có thể ở mức độ vừa phải hơn so với các quốc gia khác 

 

Lạm phát trung bình của Việt Nam vào khoảng 3.02% trong năm 2022, thấp hơn so với mục tiêu 4.0% của Chính phủ và so với mức lạm phát được dự báo các quốc gia khác. Tuy nhiên, nhìn vào hình ảnh có thể thấy rằng lạm phát của Việt Nam trong quý 4 đã tăng lên gần 4.81% thậm chí sẽ cao hơn trong quý 1/2023. 

Hình 1. Chỉ số lạm phát của Việt Nam trong năm 2022
                               Hình 1. Chỉ số lạm phát của Việt Nam trong năm 2022

 

Mặc dù lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 đang tăng dần nhưng với tốc độ chậm hơn so với hầu hết các quốc gia khác, phần nào nhờ vào nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào trong nước và lượng dầu nhập khẩu ít. Điều này giúp nền kinh tế Việt Nam không bị tác động lớn từ những biến động của thế giới. 

 

Trong ngắn hạn, lạm phát của Việt Nam gia tăng chủ yếu do các yếu tố chi phí đẩy, trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao đẩy giá cả thực phẩm tăng lên theo. Tuy nhiên lạm phát do cầu kéo vẫn duy trì ở mức thấp. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ có thể đạt 5-7% nếu môi trường ổn định thuận lợi hơn.

 

Chính phủ định hướng kết hợp linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm hỗ trợ sự ổn định kinh tế của Việt Nam 

 

Chính sách vĩ mô trong năm 2022 cho thấy sự kết hợp giữa chính sách tài khóa mở rộng (khi Chương trình phục hồi và phát triển – sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2022-2023) và chính sách tiền tệ thận trọng hơn so với các năm. 

 

Chính sách tiền tệ vẫn hướng đến hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên, tuy nhiên hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh một cách thận trọng và các khoản vay tới các lĩnh vực rủi ro sẽ được giám sát chặt chẽ hơn. 

 

Dòng vốn tín dụng sẽ được ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp, xuất nhập khẩu, nông, lâm, thủy sản và sẽ được kiểm soát kỹ dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán và các dự án BOT (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao). 

 

Cụ thể, ngày 5/12 vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã công bố tăng room tín dụng năm 2022 thêm 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, ước tính tổng hạn mức tín dụng theo dư địa cũ và mới lên tới 400.000 tỷ đồng.

 

Đây là một con số lớn, có thể góp phần giải quyết vấn đề thanh khoản của nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp thêm nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh từ nay đến cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định tăng trưởng huy động vốn đang ở mức thấp, trong khi tăng trưởng cho vay cao hơn gấp nhiều lần, cho thấy các ngân hàng không dễ đẩy tín dụng ra nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Biểu hiện là trong quý 3/2022, các ngân hàng đang ở tình trạng “đói” vốn. Tình trạng căng thẳng nguồn vốn của hệ thống là rất dễ hiểu khi tín dụng 10 tháng tăng 11,5%, nhưng huy động vốn chỉ tăng 4,8%.

 

 

Tỷ giá USD/VND tăng chậm lại vào cuối năm 2022

 

Đồng USD mạnh hơn đồng nội tệ gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Vào ngày 12/07/2022, chỉ số Đô la (đo sức mạnh của đồng USD so với rổ tiền tệ) đạt 108.5 điểm, mức cao nhất trong 20 năm.

 

Tỷ giá USD/VND đỉnh điểm là vào tháng 11/2022 đã lên đến gần 25000 VND/USD. Tuy nhiên, lợi thế dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện (dự báo đạt khoảng 7.2 tỷ USD vào năm 2022), thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cao (tương đương 3.5-4.0 tháng nhập khẩu) đã giúp Việt Nam ổn định tỷ giá và đang có xu hướng giảm về mức an toàn.

 

Tuy nhiên, so với các đồng tiền trong khu vực, tiền Việt Nam vẫn là một trong những đồng tiền ổn định nhất khi kể từ đầu năm 2022. 

 

 

 

 

Những thách thức phải đối mặt của 1 số ngành kinh tế Việt Nam trọng điểm – kinh tế Việt Nam trong năm 2023 

 

Ngành thủy sản và thực phẩm  

Thủy sản:

Bài toán chi phí leo cao vẫn tiếp diễn trong nửa cuối năm 2022 lan sang 2023. 

Xuất khẩu đối mặt với thách thức khi các đối thủ gia tăng sức cạnh tranh. 

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trường chính chững lại so với nửa đầu năm 2022

 

Thịt chế biến:

Nguồn cung heo có thể tiếp tục thiếu hụt.

Xuất khẩu các sản phẩm thịt heo có xu hướng tích cực.

Nhu cầu tiêu thụ nội địa tiếp tục được cải thiện.

Giá thịt heo dự kiến sẽ tăng nhẹ trong 2023 do nguồn cung lớn.

 

 

Ngành Gạo 

 

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn, dịch bệnh tác động không nhỏ đến sản lượng gạo. 

 

Yêu cầu khắt khe của thị trường về các tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường rất cao, hiện nhiều nước có xu hướng tự cung tự cấp lúa gạo, hạn chế nhập khẩu. 

 

Một số nước áp dụng công nghệ, khoa học vào sản xuất gạo để nâng cao năng suất. Điều này khiến thị trường lúa gạo bị cạnh tranh rất gay gắt. Không chỉ trên thị trường thế giới mà hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà (nhất là các thành phố lớn) với gạo của Thái Lan.

 

Hình 2. Hình minh họa suất khẩu gạo Việt Nam
                                     Hình 2. Hình minh họa gạo Việt Nam

 

Giá gạo nhiều biến động, sản xuất lúa còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nông nghiệp  nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp, cơ giới hóa còn chậm, tổn thất sau thu hoạch lớn.

 

Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến nông sản thiếu, làm tăng tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản. Công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ gạo chưa phát triển đồng đều, nhất là các sản phẩm phụ chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia tăng.  

 

 

Ngành thép 

 

Tiêu thụ chậm tình hình sản xuất thép trong nước hiện nay vẫn tăng trong khi lượng sản lượng thép bán được đang có xu hướng giảm. Trong những tháng cuối năm 2022, nhu cầu sử dụng thép Việt Nam đang ở mức thấp, xuất khẩu giảm mạnh do giá cao hơn giá khu vực. 

 

Giá thép quay đầu giảm trong khi tồn kho cao. Sự không ổn định của giá thép khiến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phân phối mặt hàng này bị ảnh hưởng rủi ro, ngành thép trong năm 2022 tăng cao trong khi đó tồn kho tăng cao. 

 

Chi phí sản xuất tăng mạnh. Trong giai đoạn này, giá nguyên liệu sản xuất thép cũng biến động mạnh, khiến các doanh nghiệp thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp. Thực trạng ngành thép Việt Nam hiện nay khiến các doanh nghiệp thép đối mặt với kết quả kinh doanh “thê thảm” trong quý 3/2022.

Hình 3. Hình minh họa ngành thép
                                             Hình 3. Hình minh họa ngành thép

Triển vọng ngành Thép trong năm 2023: TẠI ĐÂY 

 

 

Ngành logistics

 

Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đạt 15 – 20% trong năm 2023 kéo dài đến 2025.

 

Tuy nhiên, tham vọng trở thành ‘ Hub ‘ vận chuyển hàng không cần giải quyết các vấn đề về hạ tầng như quá tải sân bay, thiếu bãi đỗ cất – hạ cánh máy bay. Việt Nam cần đầu tư bài bản và thực hiện các chính sách thu hút các hãng chuyên vận chuyển hàng, tàu bay chở hàng chuyên dụng.

 

Hình 4. Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
                                 Hình 4. Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

 

Ngoài ra, đường bộ và đường sắt cũng có tiềm năng kết nối quốc tế. Tuy nhiên, hiện trạng còn khá sơ khai. Toàn bộ ga đường sắt đều là tài sản công nên việc nâng cấp, cải tạo chỉ được thực hiện bằng vốn ngân sách nhà nước. 

 

Nguồn nhân lực là hạn chế quan trọng nhất mà Việt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, hơn 53% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics, 30% phải đào tạo lại.

 

Đọc thêm: Triển vọng ngành logistics Việt Nam năm 2023: TẠI ĐÂY 

 

 


 

 

VIRACE 2.0 cung cấp cho khách hàng thông tin về quy mô ngành của hơn 500 mã ngành từ năm 2011 đến nay. Ngoài ra, VIRACE 2.0 còn hỗ trợ khách hàng giải quyết bài toán cung cầu (năng lực sản xuất, tiêu thụ, tồn kho) của hơn 1900 sản phẩm.

 

Báo cáo được xây dựng dựa trên tiêu chí:

 

  • Cập nhật nhanh nhất
  • Số liệu và góc nhìn khách quan nhất
  • Trình bày trực quan, cô đọng, súc tích nhất

 

VIRACE 2.0 hiện đang triển khai chương trình GIẢM GIÁ 50% cho 30 khách hàng ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN. Thời gian áp dụng đến tháng 2/2023

 

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TẠI ĐÂY: https://bit.ly/VIRACE

 

Ngoài ra, VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. 

 

VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

 

 

Các đối tác của VIRAC

 

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
  • Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
  • Olam International
  • FrieslandCampina

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.