Nắm bắt cơ hội, thị trường Logistics Việt Nam liệu có bứt phá trong năm 2023
Cơ hội bứt phá mới cho thị trường Logistics Việt Nam
-
Tỷ lệ tăng trưởng kép của thị trường logistics Việt Nam cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế
Theo báo cáo logistics Việt Nam 2022, tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 được dự báo đạt mức 5,5% song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Với tổng ngân sách quốc nội (GDP) sau 9 tháng năm 2022 đạt mức 8,83%. Đây là cơ hội tốt để thị trường logistics Việt Nam bứt phá.
Số liệu thống kê trên cả nước hiện có 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Trong số đó, hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics quốc tế, 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, thu hút đầu tư ở nhiều lĩnh vực.
Đồng thời, có 89% là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia.
Ngoài ra, sự “lên ngôi” của các xu hướng vận chuyển, logistics và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng.
-
Sự bùng nổ của thương mại điện tử:
Theo Báo cáo Thương mại Điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain Company, thương mại điện tử liên tục tăng trưởng hai con số tại thị trường Việt Nam trong những năm qua và đã đạt trên 14 tỷ USD năm 2020. Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử trong giai đoạn 2020 – 2025 là 29% và tới năm 2025 sẽ đạt quy mô 52 tỷ USD. Cho thấy tính hình logistics ở Việt Nam trong năm 2022 và 1 vài năm tới đầy triển vọng, tiềm năng.
Thương mại điện tử là ngành gắn với dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền,… Do vậy, việc thương mại điện tử tăng trưởng tốt tại Việt Nam sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường logistics trong thời gian tới.


Xu hướng bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với một số ông lớn như Shopee, Lazada, Tiki… đã trở thành cơ hội đầy tiềm năng để các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại trong việc phát triển chuỗi cung ứng.
-
Ảnh hưởng tích cực của e-Logistics đến ngành Logistics Việt Nam
E-Logistics đã thúc đẩy ngành logistics Việt Nam cải thiện chất lượng dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Logistics hiện đại trên thế giới hiện nay đã phát triển đến loại hình 4PL (Chuỗi logistics) và 5PL (E-logistics, logistics trên nền thương mại điện tử).
Dự báo triển vọng thị trường logistics Việt Nam.
-
Dự báo tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics Việt Nam đạt 15 – 20% mỗi năm đến năm 2025
Theo báo cáo logistics Việt Nam quý 3/2022, VIRAC dự báo quy mô ngành logistics Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 53 tỷ USD tăng khoảng 15% so với năm 2021. Năm 2023, quy mô ngành logistics Việt Nam dự báo đạt 61 tỷ USD.


Một số mục tiêu được đặt ra theo Quyết định số 221/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
- Tốc độ tăng trưởng: Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics từ 15 – 20%/năm đến năm 2025. Như vậy, theo kế hoạch, đến năm 2025, dự báo quy mô thị trường logistics Việt Nam sẽ đạt 80 tỷ USD.
- Tỷ lệ chi phí logistics/GDP: Đến năm 2025, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 – 20% GDP.
- Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics: Đến năm 2025, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50 – 60%.
- Xếp hạng LPI: Xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên vào năm 2025.
Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam năm 2022, đặc biệt là ngành vận tải biển sẽ đối mặt với không ít những rủi ro trong năm 2023
- Chính sách Zero-covid của Trung Quốc tiếp tục gây khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng: Việc Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ chủ trương từ chối sống chung với virus corona sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng gây ảnh hưởng tới ngành cảng biển.
- Rủi ro suy thoái kinh tế thế giới: Trong bối cảnh cuộc chiến Nga – Ukraine chưa có hồi kết, chỉ số lạm phát toàn cầu gia tăng, rủi ro suy thoái kéo theo là rủi ro tăng trưởng chậm lại của nhiều quốc gia sẽ dẫn tới việc người dân và chính phủ thắt chặt chi tiêu, đặc biệt tại thị trường đối tác lớn của Việt Nam như EU, Mỹ. Rủi ro các nhà sản xuất toàn cầu giảm sản lượng và nhu cầu giao thương giảm sẽ có tác động tiêu cực đến ngành cảng biển.
Tình hình hiện nay của ngành logistics khá tương đồng với khủng hoảng kinh tế năm 2008. Doanh nghiệp logistics cần nắm bắt để tránh những rủi ro, đưa ra chiến lược phù hợp để ứng phó với biến động của nền kinh tế nói chung, ngành logistics nói riêng.
TÌM HIỂU THÊM THÔNG TIN NGÀNH LOGISTICS
Ngành logistics toàn cầu đang vật lộn với tình trạng thiếu vỏ container. Do Covid-19, việc giải phóng, quay vòng container rỗng bị đình trệ, trong khi nhu cầu xuất hàng đi châu Âu, Mỹ tăng đột biến khiến container bị khan hiếm trầm trọng.


Các doanh nghiệp logistics Việt Nam, các hãng tàu, các nhà xuất khẩu cũng khốn đốn về tình trạng này do Trung Quốc chi phối thị trường vỏ container rỗng (từ khâu sản xuất đến sử dụng). Giá thuê container đã tăng liên tục, từ vài lần đến hàng chục lần nhưng vẫn luôn trong tình trạng”cung không đủ cầu”.
Tuy nhiên, tình hình logistics ở Việt Nam năm 2022 tăng giá đột biến mang tính thời điểm này chưa phải là cơ hội mà các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng được ngay. Do sản phẩm vỏ container rỗng là mặt hàng khá đặc thù, cần nguyên liệu (sắt thép chất lượng cao) để sản xuất, cần đơn hàng đủ lớn để duy trì sản lượng. Những sự khan hiếm nói trên lại mang tính mùa vụ, chưa đủ nguồn cầu thật lớn để các doanh nghiệp coi là cơ hội đầu tư lâu dài.
Nhận thấy việc thiếu thốn mang tính thời điểm của thị trường này, Hòa Phát đã quyết định chính thức tham gia vào mảng cung cấp vỏ container vào cuối năm 2022.
Dự án nhà máy vỏ container đặt tại B5, đường Đ, KCN Phú Mỹ II mở rộng, phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container phổ biến, có chiều dài 20-40feet. Modul giai đoạn 1 có công suất 200.000 TEU/năm. Hòa Phát đã ký kết hợp đồng máy móc thiết bị với các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới. Giữa tháng 3/2022 lô thiết bị sản xuất đầu tiên về đến nhà máy.
Nhà máy sản xuất container Hòa Phát sẽ chạy thử trong Quý III/2022 và bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường từ Quý 4 năm nay. Dự kiến cuối năm 2023 nhà máy sẽ đạt công suất 200.000 TEU/năm.


Nếu dự án này nhanh chóng đi vào hoạt động thì khả năng tự cung ứng và chủ động của các doanh nghiệp xuất khẩu, logistics của Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu sẽ dễ giải quyết hơn so với tình trạng thiếu thốn như hiện tại.
Thông tin trên được cập nhập từ nền tảng dữ liệu khổng lồ VIRACE , “Báo cáo Logistics Quý 3/2022” và các báo cáo chuyên sâu của VIRAC cùng các nguồn thông tin liên quan.
Ngoài ra, VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng kí đề bài TẠI ĐÂY.
___________________________________
VIRACE 2.0 cung cấp cho khách hàng thông tin về quy mô ngành của hơn 500 mã từ năm 2011 đến nay. Ngoài ra, VIRACE 2.0 còn hỗ trợ khách hàng giải quyết bài toán cung cầu (năng lực sản xuất, tiêu thụ, tồn kho) của hơn 1900 sản phẩm.
Báo cáo được xây dựng dựa trên tiêu chí:
- Cập nhật nhanh nhất
- Số liệu và góc nhìn khách quan nhất
- Trình bày trực quan, cô đọng, súc tích nhất
VIRACE 2.0 hiện đang triển khai chương trình GIẢM GIÁ 50% cho 30 khách hàng ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN. Thời gian áp dụng đến tháng 2/2023
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TẠI ĐÂY: https://bit.ly/VIRACE
Ngoài ra, VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng.
VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
Các đối tác của VIRAC
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
- Olam International
- FrieslandCampina
- …