DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG HƯỞNG LỢI TỪ ĐẦU TƯ CÔNG

Ưu tiên đầu tư công tới cuối năm 2021 – xây dựng hưởng lợi 

khu-CN-xay-dung

 

Đánh giá triển vọng ngành xây dựng nửa cuối năm 2021, thúc đẩy đầu tư công, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành xây dựng trong 5 năm tới. Theo Fitch Solutions, giá trị ngành xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ đạt 158,167 tỷ đồng vào năm 2025, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 10% trong giai đoạn 2020 – 2025.  Sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng lớn là động lực chính để đầu tư công được ưu tiên. Cụ thể, tổng vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2,870 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với giai đoạn 2016-2020).

 

von-xay-dung

 

Cụ thể, trong năm 2021, tổng kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) (không bao gồm 16 nghìn tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao) là hơn 584 nghìn tỷ đồng, gồm hơn 74 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch kéo dài các năm trước sang năm 2021 và hơn 510 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn giao trong năm 2021.

Thách thức cho ngành xây dựng trong những tháng cuối năm

Gánh nặng giải ngân vốn đầu tư công

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu tiêu dùng suy yếu thì đầu tư công sẽ là đầu kéo khả thi nhất. Tuy nhiên, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến 31/07/2021 mới đạt 36.71% so với kế hoạch vốn năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (40.67%). Đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp (7.52%). Với tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp trong 7 tháng đầu năm thì có thể thấy gánh nặng dồn vào cuối năm là rất lớn. Còn tới hơn 2/3 số vốn cần giải ngân trong nửa cuối năm.

 

Nguyên nhân chính được xác định là do công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu; thay đổi chính sách và quy định; năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; việc tránh thanh toán vốn nhiều lần, chờ thanh toán một lần của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu; tính chất đặc thù của chi đầu tư, niên độ ngân sách nhà nước là 1 năm, giao kế hoạch vốn đầu năm, quyết toán cuối năm, nên kế hoạch thực hiện, thi công xây dựng các công trình, dự án cũng phụ thuộc vào kế hoạch vốn…

Áp lực của cơn “bão giá” nguyên vật liệu 

Đà tăng phi mã của giá nguyên vật liệu đã gây áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp ngành xây dựng, nhất là khi mà thép hiện chiếm tỷ trọng lớn với khoảng 20% chi phí đầu vào của các công trình. 

 

Trong nửa đầu năm 2021, giá nhiều loại vật liệu xây dựng liên tục tăng cao kỷ lục, riêng thép đã ghi nhận mức giá bán trong nước tăng khoảng 40%. Giá xi măng với cấu thành từ than, điện, xăng dầu, thạch cao, phụ gia… cũng nhảy múa chóng mặt, giá sản phẩm bán tăng từ 30,000-40,000 đồng/tấn. Một số nguyên liệu chủ chốt khác là cát, sỏi… cũng có tình trạng tương tự.

 

Cùng với đó, công tác khai thác cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng Covid-19, chuỗi sản xuất bị đứt gãy, kèm theo đó là chính sách cắt giảm sản xuất thép tại Trung Quốc nhằm bảo vệ môi trường càng khiến nguồn cung vật liệu sụt giảm đáng kể.

 

Thống kê nửa đầu năm 2021, tình hình kinh doanh của không ít doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ, trong đó có cả các “ông lớn” trong ngành. Tuy nhiên, một số công ty vẫn ghi nhận bức tranh kết quả kinh doanh ấn tượng với mức tăng trưởng mạnh, nhờ vào việc tiết giảm chi phí đồng thời phát triển những mảng hoạt động khác đem lại nguồn thu lớn.

Nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp

Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư kéo dài từ đầu tháng 5 đến nay làm cho các doanh nghiệp xây dựng gặp rất nhiều khó khăn. không có công trình mới hoặc có công trình nhưng không thể thi công được do yêu cầu về giãn cách xã hội của chính quyền địa phương. Nếu công trình nằm trong danh mục được thi công thì phải đảm bảo yêu cầu “3 tại chỗ”: thi công tại chỗ, chống dịch tại chỗ và ăn ở tại chỗ hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm”: chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi công trường xây dựng đến nơi ở của công nhân làm tăng chi phí…do đó nhiều công trình thi công chậm tiến độ.

 

Cá biệt có nhiều nhà thầu xây dựng trong nước đã ký hợp đồng xây dựng với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng bị trễ hợp đồng do không kịp tiến độ thi công nên phải đền bù hợp đồng với mức phí rất cao. Thêm vào đó, mặc dù doanh nghiệp xây dựng không hoạt động được nhưng vẫn phải trả tiền lãi vay ngân hàng. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công chậm càng làm doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn về vốn.

doanh-nghiep-xay-dung

“Ông lớn” Xây dựng Coteccons (CTD) doanh thu Q2/2021 đạt 2,550 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, Công ty thu về 135 tỷ lãi gộp, chỉ bằng phân nửa quý 2/2020. Biên LN tương ứng giảm xuống còn 5.2%. Khấu trừ chi phí, CTD lãi sau thuế 45 tỷ đồng trong Q2/2021, giảm 71% so với cùng kỳ. Ngoại trừ Q4/2020 thua lỗ, đây là mức lãi theo quý thấp nhất của công ty trong nhiều năm trở lại đây. 

 

Cùng chung tình cảnh, CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất Q2/2021 với doanh thu thuần đạt 1,826 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% so với cùng kỳ. Ngoài áp lực chi phí nguyên vật liệu, các chi phí QLDN của công ty tăng vọt 49% lên mức hơn 42 tỷ đồng; phần lãi từ công ty liên kết tại Ricons giảm mạnh cũng mạnh. Kết quả, lợi nhuận sau thuế Q2/2021 ghi nhận giảm 44% xuống còn hơn 33 tỷ đồng. 

 

Trái ngược với sự đi xuống của 2 “ông lớn” trong ngành, Xây dựng Hoà Bình (HBC) trong Q2/2021 đạt doanh thu thuần 3,180 tỷ đồng, tăng 8%. Giá vốn tăng mạnh hơn đã khiến lợi nhuận gộp giảm 17%, xuống còn 195 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động tài chính là điểm sáng khi doanh thu gấp 7.5 lần cùng kỳ, đạt hơn 65 tỷ đồng. Trong đó, gần 51 tỷ đồng phát sinh từ chuyển nhượng các khoản đầu tư. Qua đó, lãi ròng Q2/2021 vọt lên gần 66 tỷ đồng, gấp gần 35 lần Q2/2020.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.