NGÀNH LOGISTICS DẪN ĐẦU TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG HỒI PHỤC NỀN KINH TẾ NĂM 2022

Tổng quan ngành logistics tại thị trường Việt Nam 2021

Năm 2020, điểm LPI (được công bố bởi World Bank) của Việt Nam là 3.3, xếp hạng 40/160, có bước tiến vượt bậc so với vị trí 53/160 của năm 2010, đứng thứ 3 trong khối ASEAN, chỉ sau Singapore và Thái Lan. Ngoài ra, theo báo cáo Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 của Agility, chỉ số logistics của Việt Nam là 5.67/10, đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong số các thị trường mới nổi. 

 

Hoạt động vận tải ghi nhận sự sụt giảm 

Tính đến Q3/2021 khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển đã giảm mạnh khi nhiều tỉnh, thành phố lớn phải thực hiện giãn cách xã hội do làn sóng Covid-19 lần thứ tư quay trở lại. Tính chung trong 9T/2021, tổng khối lượng vận tải hàng hóa của Việt Nam giảm 5.6% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa trong 9T/2021 cũng giảm nhẹ 0.3% so với cùng kỳ.

 

logistics-2022-phuc-hoi-3

Dịch vụ giao nhận tăng trưởng tốt 

 

Dịch vụ giao nhận là thế mạnh của doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam so với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là dịch vụ được nhiều doanh nghiệp cung cấp nhất (năm 2020, khoảng 80.3% doanh nghiệp dịch vụ logistics cung cấp dịch vụ giao nhận). Trong đó, hoạt động chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối là mắt xích quan trọng trong hoạt động của các kênh thương mại điện tử. 

 

Theo Báo cáo Thương mại Điện tử Đông Nam Á 20 của Google, Temasek và Bain Company, quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% so với năm 2019. Trong đó lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%. Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam tới năm 2025 sẽ đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.

 

logistics-2022-phuc-hoi-2

 

Trong nửa cuối năm 2021, hoạt động giao nhận, chuyển phát ở khu vực phía Nam và các tỉnh/thành thực hiện Chỉ thị 16 gặp nhiều khó khăn: thiếu hụt lao động trong ngành vì nhân công về địa phương, hoạt động của nhân viên giao hàng bị hạn chế tại các địa phương,… Trong tháng 9/2021, hoạt động giao nhận trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại các địa phương đang giãn cách xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn, chi phí giao nhận cao, rủi ro lớn nhưng việc Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho phép các nhân viên giao hàng hoạt động trở lại với điều kiện an toàn dịch bệnh đã giảm bớt căng thẳng về nguồn cung dịch vụ trong bối cảnh nhu cầu tăng cao và bị kìm nén trong thời gian dài. 

 

Hoạt động khai thác cảng khởi sắc

logistics-2022-phuc-hoi-1

 

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tính chung trong 9T/2021 đạt hơn 500 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. Dù hàng hóa thông qua một số cảng biển lớn khu vực phía Nam thời gian gần đây chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, song tổng khối lượng hàng container qua cảng biển cả nước vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng xuất khẩu tăng 13%, hàng nhập khẩu tăng 18%, hàng nội địa tăng 13%.

 

Tiềm năng ngành logistics trong năm 2022

Những năm gần đây, ngành logistics toàn cầu có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên do tình hình dịch Covid-19 phức tạp, con số này đã giảm xuống 5,200 tỷ đô trong năm 2020 – mức giảm đáng kể so với mốc 9,600 tỷ đô đạt được trong 2018.

 

Đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ, ngành logistics được dự đoán sẽ tăng đến gần 13 nghìn tỷ đô trong năm 2027. Các chuyên gia dự báo triển vọng tươi sáng cho toàn ngành logistics khi thị trường kinh tế “ấm lên” trong năm 2022.

 

Đối với thị trường trong nước, ngành Logistics còn rất nhiều dư địa để phát triển trong năm 2022. Những động lực thúc đẩy tăng trưởng quy mô dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới là:

  • Sự bùng nổ của thương mại điện tử: Thương mại điện tử là ngành gắn liền với dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền,… Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử trong giai đoạn 2020 – 2025 là 29% và tới năm 2025 sẽ đạt quy mô 52 tỷ USD. Theo đó, việc thương mại điện tử tăng trưởng tốt tại Việt Nam sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành logistics trong 2022.
  • Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa: Việt Nam hiện đang là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng liên tục kể từ năm 2010 và hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số mặt hàng như gạo, cà phê, dệt may, da giày, điện thoại và linh kiện,… Hoạt động xuất khẩu phát triển tác động đến tăng trưởng ngành logistics bởi nó khiến nhu cầu đối với dịch vụ vận chuyển quốc tế, vận tải nội địa và dịch vụ phân phối gia tăng. 

 

logistics-2022-phuc-hoi-0

 

Nắm bắt được những tiềm năng đó, Chính phủ Việt Nam trong năm 2021 cũng đã sửa đổi bổ sung sung Quyết định số 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 với một số mục tiêu cốt lõi:

  • Tốc độ tăng trưởng đạt 15 – 20%/năm. Theo kế hoạch, đến năm 2025, dự báo quy mô thị trường logistics Việt Nam sẽ đạt 80 tỷ USD
  • Giảm chi phí logistics, đến năm 2025 ở mức 16 – 20% GDP
  • Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50 – 60% 
  • Xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới của Việt Nam đạt thứ 50 trở lên vào năm 2025

 

 

————————————————

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.