ĐẦU TƯ CÔNG – HI VỌNG CHO NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thị trường vật liệu xây dựng nằm trong số những lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động là 86.1%. Ngoài ra, việc dịch Covid-19 bùng phát trở lại từ tháng 5/2021 cũng khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến công tác giải ngân đầu tư công cho các hạng mục xây dựng, xây lắp mới.

Điểm tin đối với đầu tư công nửa cuối năm 2021

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, giải ngân đầu tư công trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 171,900 tỷ đồng, tăng 10.2% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng mới đạt 36.8% kế hoạch năm.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, việc thúc đẩy những dư địa chưa được khai thác hết ở nguồn vốn đầu tư công hiện là niềm hy vọng lớn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư công giúp tăng kết nối giữa các vùng, kết nối Việt Nam với quốc tế là yếu tố hút vốn FDI trong tương lai. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2021 – 2025, nếu giải ngân vốn đầu tư công mỗi năm tăng thêm 1% so với năm trước thì GDP sẽ tăng thêm 0.058%.

Bên cạnh tác động trực tiếp, hiệu ứng lan tỏa còn mạnh mẽ hơn giai đoạn trước khi việc giải ngân 1 đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1.61 đồng vốn đầu tư khối ngoài nhà nước (bao gồm khối tư nhân và khối FDI), cao hơn giai đoạn trước là 1.42 đồng. Kế hoạch giải ngân đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 công bố hồi đầu năm nay là 2,500,000 tỷ đồng đã được nâng lên 2,870,000 triệu tỷ đồng vào ngày 24/5, tăng thêm hơn 40% so với con số thực hiện của giai đoạn 5 năm trước.

Cán cân cung – cầu của một số loại vật liệu xây dựng chính

Nguồn cung gạch, ngói, đá ốp lát có nhiều biến động

                    

 

 

Đối với gạch nung:

Cả nước có gần 4000 cơ sở sản xuất với tổng công suất thiết kế đạt 26.874 tỷ viên/năm. Trong 6 tháng năm 2021, sản xuất gạch đất sét nung đạt 8.200 tỷ viên; giảm 9% so với cùng kỳ 2020.

Đối với gạch không nung:

Số lượng cơ sở sản xuất gạch bê tông trên toàn quốc khoảng trên 2,500 dây chuyền với tổng công suất thiết kế khoảng 12.6 tỷ viên QTC/năm. Sản xuất gạch không nung trong 6 tháng năm 2021 đạt 804 triệu viên; giảm 21.6% so với cùng kỳ 2020.

 

 

Đối với ngói nung:

 

Sản lượng sản xuất các mặt hàng gạch ngói xây dựng tăng trong quý 2. Mức tăng cao hơn so với mức tăng của quý 1 do những kỳ vọng ngành xây dựng dân dụng Việt Nam kể sẽ tăng dần về cuối năm. Tuy nhiên trong dài hạn, xu hướng sản xuất và sử dụng hướng đến các loại vật liệu không nung. Hạn chế sản xuất và sử dụng gạch nung sản xuất từ đất sét là chủ trương lớn nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế của Chính phủ.

 

 

 

 

 

 

 

Đối với gạch ốp lát:

 

Sản xuất gạch ốp lát, cả nước có hơn 90 đơn vị sản xuất với tổng công suất thiết kế là 821.6 triệu m2/năm. Doanh nghiệp gạch ốp lát đủ năng lực để sản xuất các sản phẩm gạch chủng loại đa dạng như gạch ceramic, gạch granit, gạch cotto, gạch mosaic có kích thước lớn. Trong 6 tháng năm 2021, sản xuất gạch ốp lát đạt 227.41 triệu m2; giảm 10% so với cùng kỳ 2020.

 

 

 

Nguồn cung xi măng tăng trưởng mạnh để đáp ứng nhu cầu nội địa

Tổng tiêu thụ xi măng và clinker Việt Nam 6T/2021 ước đạt 55.1 triệu tấn; tăng 16.62%% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó tiêu thụ tại thị trường nội địa khoảng 34.13 triệu tấn (chiếm 62%) tăng 11.05% so với cùng kỳ.

Xét về khu vực địa lý, Đông Nam Bộ vẫn là khu vực tiêu thụ xi măng và clinker trọng điểm, chiếm 25% tổng tiêu thụ nội địa; tiếp theo là các khu vực đồng bằng sông Hồng (12%) và Đông Bắc (12%). Đây đều là những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, tiêu thụ nhiều vật liệu xây dựng, đầu tư các dự án nhà ở cũng như cơ sở hạ tầng vật chất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

xi-mang-vat-lieu-xay-dung

Do nhu cầu sử dụng và xuất khẩu xi măng đang ở mức cao, 6T/2021 sản xuất xi măng tiếp tục tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính, sản lượng sản xuất trong 6T đạt 51.1 triệu tấn; tăng trưởng 8.3%. 

Sản xuất, tiêu thụ thép ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể

thep-vat-lieu-xay-dung

 

Đối với thép xây dựng:

 

Năng lực sản xuất thép xây dựng trong nửa đầu năm 2021 gia tăng nhanh với năng lực sản xuất của thép xây dựng hiện đạt khoảng 14 triệu tấn. Trong 5 tháng đầu năm, sản xuất thép xây dựng tăng 12.87% trong khi tiêu thụ cũng tăng 14% so với cùng kỳ 2020

 

 

 

 

 

ong-thep-vat-lieu-xay-dung

 

 

 

 

Đối với ống thép:

 

Sản xuất và tiêu thụ thép ống thép tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021, theo đó sản xuất tăng trưởng 28.75% trong khi tiêu thụ tăng 23.15%.

Tỷ trọng tiêu thụ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo do các sản phẩm giá trị thấp không thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Thị trường ống thép tương đối tập trung, nằm trong tay 2 ông lớn Hòa Phát và Hoa Sen.

 

 

 

 

Đối với tôn mạ KL&SPM:

 

Sản xuất và tiêu thụ thép tôn mạ KL & SPM trong 5 tháng 2021 tăng trưởng lần lượt ở mức 49.35% và 45.22% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường trong nước. Thị phần tiêu thụ nội địa tôn mạ ít có sự biến động trong năm 2021. Mức độ tập trung thị trường chủ yếu nằm ở 2 doanh nghiệp lớn là Hoa Sen và Tôn Đông Á.

 

 

 

Giá cả của một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường 

Giá xi măng 3 miền đang không có quá nhiều biến động

gia-xi-mang-vat-lieu-xay-dung

 

 

Xi măng khả năng vẫn giữ được giá bán do sản phẩm xi măng không có sự khác biệt, mức độ cạnh tranh ngành tương đối cao. Tuy nhiên, giá xi măng hiện tại vẫn đang có sự chênh lệch theo khu vực, giá xi măng tại miền Nam đang ở mức tương đối cao. Đây cũng là khu vực thiếu cung khi chỉ có 8 nhà máy xi măng tại đây với công suất đạt 11.9 triệu tấn tại đây trong khi nhu cầu xi măng cũng lên đến hơn 23.61 triệu tấn.

 

 

 

 

 

 

 

Giá thép trong nước tiếp tục leo thang

gia-thep-vat-lieu-xay-dung

 

 

 

Trong tháng 5 năm 2021, giá thép xây dựng trung bình đạt 17,000 – 17,500 nghìn đồng/kg cao nhất kể từ năm 2019. Sự leo thang này tiếp tục là kết quả từ sự tăng giá nguyên vật liệu đầu vào và xu hướng tăng giá của giá thép thế giới. Ngoài ra việc các công trình xây dựng gấp rút triển khai, đồng thời tăng cường mua sản phẩm sắt, thép thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 quay trở lại hồi tháng 6 cũng dẫn đến giá thép tăng cao.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.