Báo cáo triển vọng ngành điện năm 2022: nhu cầu tăng cao, dự báo thiếu hụt trong tương lai – VIRAC
1. Diễn biến cung ngành điện năm 2022
Trong nhóm lĩnh vực tiện ích, ngành điện được đánh giá phức tạp nhất bởi nhiều phân nhánh có đặc thù riêng biệt. Dự báo triển vọng nhu cầu điện trên toàn quốc trong năm 2022 có thể tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021. Do đó, ngành điện nói chung được dự báo có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng sự phân hóa cũng rõ rệt giữa các loại hình sản xuất.
Thủy điện
Theo IRI, dưới tác động La Nina, nhiệt độ trung bình tháng 10/2022 trên cả nước có xu hướng cao hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình và sẽ giữ nền tăng này đến đầu năm 2023. Nhiệt độ bề mặt biển khu vực Tây Thái Bình Dương quanh khu vực Indonesia và Việt Nam đang cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0.5 độ C gây bốc nhiều hơi nước.


Đồng thời rãnh áp thấp từ Trung Quốc kéo xuống miền Bắc gây mưa dông trong kéo xuống Việt Nam ngay trong mùa khô. Dự báo, thủy điện được kỳ vọng tiếp tục đà tăng. Trạng thái La Nina được dự báo sẽ tiếp tục duy trì từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 80-90% và khả năng còn kéo dài sang các tháng đầu năm 2023 với xác suất khoảng 60-65%.
Điều kiện thủy văn thuận lợi kéo theo sản lượng thủy điện sản xuất và cung ứng trên toàn hệ thống tăng 25-26% yoy và đạt khoảng 125 triệu kWh vào năm 2023.
Nhiệt điện
Nhiệt điện của Việt Nam về cơ bản tiếp tục nhập khẩu than đến hết năm 2022. Cụ thể, nhu cầu than sẽ ngày càng tăng cao đến năm 2035 từ 94-127 triệu tấn/năm.
Cùng với đó, Việt Nam phải nhập khẩu than nhiều nhất khoảng 80 triệu tấn vào năm 2030 do tiềm năng tài nguyên than của nước ta có hạn, chỉ sản xuất được trung bình 43-47 triệu tấn than thương phẩm/năm đến 2030.
Dự báo khả quan về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp điện than trong dài hạn khi nhu cầu nhiệt điện than và khí vẫn tăng cao.


Những điểm sáng từ các nhà máy nhiệt điện
- Nhiệt điện Thái Bình 2 sau nhiều năm trì trệ đã đốt than thành công tổ máy số 1 lần đầu ngày 16/6/2022 và thành công hòa lưới với công suất 600 MW. Cả 2 tổ máy dự kiến sẽ phát điện thương mại trong năm 2023, bổ sung 1,200 MW công suất điện than cho khu vực phụ tải miền Bắc.
- Nhiệt điện than Nghi Sơn 2 dự kiến cũng phát điện thương mại tổ máy số 2 với công suất 600 MW trong năm 2022 tăng thêm tổng 1,200 MW công suất điện than giảm áp lực cấp điện cho khu vực phía Bắc.
- Nhiệt điện Vân Phong 1 dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng vào cuối năm 2022 và có thể hòa lưới 1,320 MW điện than trong năm 2023.
Điện khí
Nhận định, Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu khí thiên nhiên LNG để phục vụ cho các nhà máy điện khí mới. Hàng năm chi phí không cố định do giá khí bán cho các nhà máy điện được điều chỉnh biến động theo giá dầu thô thế giới. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho điện khí phát triển.
Tuy vậy, sản lượng khí tại các mỏ đang suy giảm. Hiện tại, hệ thống điện có 15 nhà máy điện khí với tổng công suất khoảng 8.000 MW đang được vận hành. Trong khi những năm trở lại đây không có nhà máy điện khí mới nào được đưa thêm vào hoạt động toàn hệ thống năm 2022.
Năng lượng điện gió và mặt trời
Kỳ vọng những tín hiệu khởi sắc từ các dự án điện năng lượng tái tạo khi Chính Phủ Việt Nam tập trung đẩy mạnh chiến lược phát triển năng lượng sạch, giảm thiểu khí thải carbon.
Tuy nhiên, cũng không đặt kỳ vọng trong năm 2022 về sản lượng điện năng lượng tái tạo sẽ đạt được mục tiêu đề ra như trong Dự thảo Quy Hoạch Điện VIII. Nguyên nhân là do những khó khăn trong việc triển khai dự án.
Thay vào đó, thủy điện và nhiệt điện vẫn là nòng cốt đóng góp vào lưới điện quốc gia giai đoạn 2023 – 2025. Sau đó, nguồn điện năng lượng tái tạo có thể sẽ dần thay thế nguồn điện truyền thống này.


Nguyên nhân năng lượng điện gió và mặt trời không đáp ứng như kỳ vọng
- Điện mặt trời chưa chủ động được công suất phát điện. Có một nghịch lý là các nhà máy điện mặt trời sau khi đi vào hoạt động lại luôn phải cắt giảm sản lượng điện, cao nhất cũng chỉ hoạt động 60% công suất.
- Nguyên nhân chính là do sự đầu tư nóng, ồ ạt nhà máy điện mặt trời tập trung tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk đã khiến cho lưới điện truyền tải tại khu vực này liên tục chịu áp lực lớn.
- Đặc điểm của loại hình nghịch lý điện mặt trời là phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và chỉ hoạt động vào giờ có bức xạ mặt trời cao. Vì vậy, khi thời tiết thuận lợi, tất cả các nhà máy điện mặt trời cùng phát đồng loạt đã gây quá tải các đường dây, trạm biến áp liên quan. Điều này khác hoàn toàn với thủy điện, khi các nhà máy thủy điện có thể chủ động được công suất phát điện.
- Điện gió ngoài khơi đòi hỏi thời gian phát triển rất dài. Quá trình đầu tư phát triển trang trại điện gió ngoài khơi có thể kéo dài từ 7 – 11 năm (bao gồm các giai đoạn phát triển dự án, chuẩn bị thi công, thi công, chạy thử).
2. Dự báo triển vọng ngành điện trong tương lai
VIRAC đánh giá thủy điện sẽ đóng vai trò quan trọng, là nguồn năng lượng nền tảng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bởi tính ổn định cao trong tương lai. Mặt khác, rủi ro thiếu hụt than và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến các nhà máy phải chủ động tìm kiếm nguồn than nhập khẩu để bổ sung sản lượng thiếu hụt, ảnh hưởng đến nhóm nhiệt điện trong các năm tới.
Việc thiếu nguyên liệu than chỉ là rủi ro trong ngắn hạn và sản lượng điện than cũng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi và giá bán trung bình cao hơn trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM).
Với việc giá than đầu vào cho nhiệt điện than tăng lên và nhu cầu điện trên toàn quốc tiếp tục phục hồi, VIRAC cho rằng, giá CGM trung bình cả năm 2022 có thể đạt 1.400 đồng/kwh, tăng 41% so với cùng kỳ.
Trong 5 năm tới, triển vọng ngành điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Theo báo cáo cập nhật cân đối nguồn cung cầu điện giai đoạn 2021 – 2025 của EVN, sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025. Tỷ lệ dự phòng công suất toàn quốc đến năm 2025 (không tính năng lượng tái tạo) chỉ khoảng 18%.
Cụ thể, tỷ lệ dự phòng hệ thống điện miền Nam sẽ giảm mạnh từ năm 2023 và không đủ điện vào năm 2025. Còn ở miền Bắc, tỷ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10%.
Năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ dần thay thế thủy điện, nhiệt điện trong tương lai gần vì lợi ích cộng đồng nhưng cần có 1 chính sách phù hợp từ nhà nước để đẩy mạnh phát triển nhanh chóng.
ĐĂNG KÝ NHẬN DEMO BÁO CÁO NGÀNH ĐIỆN
VIRACE 2.0 cung cấp cho khách hàng thông tin về quy mô ngành của hơn 500 mã từ năm 2011 đến nay. Ngoài ra, VIRACE 2.0 còn hỗ trợ khách hàng giải quyết bài toán cung cầu (năng lực sản xuất, tiêu thụ, tồn kho) của hơn 1900 sản phẩm.
Báo cáo được xây dựng dựa trên tiêu chí:
- Cập nhật nhanh nhất
- Số liệu và góc nhìn khách quan nhất
- Trình bày trực quan, cô đọng, súc tích nhất
VIRACE 2.0 hiện đang triển khai chương trình GIẢM GIÁ 50% cho 30 khách hàng ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN. Thời gian áp dụng đến tháng 2/2023
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TẠI ĐÂY: https://bit.ly/VIRACE
Ngoài ra, VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng.
VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
Các đối tác của VIRAC
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
- Olam International
- FrieslandCampina
- …