Theo số liệu tại Data Factory của thị trường các sản phẩm từ dừa, tại Việt Nam sản xuất cơm dừa năm 2022 đạt x nghìn tấn, tăng một khối lượng đáng kể so với năm 2021. Cũng theo số liệu mới nhất của Data Factory, sản xuất cơm dừa của Việt Nam trong quý 1 năm 2023 đạt x nghìn tấn, giảm mạnh so với cùng kỳ 2022.
Tìm hiểu thêm về hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory
Trái dừa là một loại quả mang lại rất nhiều giá trị. Từ trái dừa tươi có thể xuất khẩu với giá trị cao đến các sản phẩm chế biến từ dừa cũng hết sức đa dạng, phong phú và đem lại nhiều giá trị như: cơm dừa; xơ dừa; sợi xe từ sản phẩm tự nhiên: bông, lanh, đay, xơ dừa, cói; dừa khô.


Tổng quan thị trường các sản phẩm từ dừa
Hiện cả nước có khoảng 854 doanh nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa với nhiều loại hình, quy mô hoạt động khác nhau như: cơm dừa, xơ dừa; sợi xe từ sản phẩm tự nhiên: bông, lanh, đay, xơ dừa, cói; dừa khô…. giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động.
Sản phẩm từ dừa: cơm dừa
Thế giới đang ngày một quan tâm hơn đến sức khỏe của con người. Các thực phẩm hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng ngày càng được quan tâm. Đặc biệt ở các nước phát triển, khi các sản phẩm đảm bảo sức khỏe được đặt lên hàng đầu thì dừa và các sản phẩm từ dừa rất được ưa chuộng tại đây. Có thể thấy rằng, nhu cầu của toàn thế giới đối với dừa và các sản phẩm từ dừa đang gia tăng. Đặc biệt là cơm dừa nạo sấy, một sản phẩm từ dừa đã qua chế biến, tiện dụng và vẫn giữ được nhiều giá trị của dừa.


Philippines và Indonesia được coi là hai trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này lớn trên thế giới. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Philippines, xuất khẩu cơm dừa của nước này có xu hướng tăng từ năm 2019 đến năm 2022.
Chỉ trong năm 2019, nước này đã xuất khẩu 147.594 tấn cơm dừa. Con số này đã giảm nhẹ xuống 145.200 tấn vào năm 2020 nhưng sau đó tăng lên 160.117 tấn vào năm 2021. Theo dữ liệu tổng hợp mới nhất cho thấy xu hướng xuất khẩu cơm dừa sẽ tiếp tục tăng.
Châu Âu, Đức, Nga và Hà Lan là các quốc gia nhập khẩu cơm dừa lớn nhất trong năm 2021. Những quốc gia này đã nhập khẩu tương ứng 13.250 tấn, 10.328 tấn và 7.740 tấn cơm dừa.
Hoạt động sản xuất cơm dừa tại Việt Nam cũng diễn ra hết sức sôi động. Theo số liệu tại Data Factory, tại Việt Nam sản xuất cơm dừa năm 2022 đạt x nghìn tấn, tăng một khối lượng đáng kể so với năm 2021. Cũng theo số liệu mới nhất của Data Factory, sản xuất cơm dừa của Việt Nam trong quý 1 năm 2023 đạt x nghìn tấn, giảm mạnh so với cùng kỳ 2022.
Bến Tre, Trà Vinh vẫn là các tỉnh thành dẫn đầu cả nước về trồng dừa và chế biến dừa. Trong đó, Bến Tre vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất cơm dừa với x nghìn tấn, theo sau là Trà Vinh với x nghìn tấn.
(Để xem số liệu cụ thể về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho trên cả nước và các tỉnh thành của sản phẩm cơm dừa, đăng ký và sử dụng nền tảng hệ thống kinh tế Data Factory tại đây)
Sản phẩm từ dừa: xơ dừa
Xơ dừa là một sản phẩm tự nhiên được làm từ lớp xơ bên ngoài của vỏ dừa. Xơ dừa được ứng dụng trong đa dạng các ngành bao gồm nông nghiệp, làm vườn và nội thất gia đình.


Trong mấy năm trở lại đây, thị trường chỉ xơ dừa đã trải qua nhiều biến động về giá do các yếu tố khác nhau.
Tuy nhiên, bất chấp những thách thức mà thị trường xơ dừa phải đối mặt trong năm 2022, Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka vẫn là những nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm từ xơ dừa. Theo báo cáo tổng hợp, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022, Ấn Độ đã xuất khẩu 1,04 triệu tấn xơ dừa và các sản phẩm từ xơ dừa cho thị trường thế giới. Các sản phẩm xơ dừa và các sản phẩm từ xơ dừa của Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc và Tây Ban Nha, chiếm 75% nhu cầu toàn cầu.
Còn tại Việt Nam, theo số liệu tại Data Factory, sản lượng xơ dừa trong năm 2022 đạt x nghìn tấn, quý 1 năm 2023 đạt x nghìn tấn. Sản lượng xơ dừa trong quý 1 năm 2023 đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng theo số liệu tại Data Factory, Bến Tre vẫn là tỉnh có sản lượng xơ dừa lớn nhất cả nước. Chỉ trong quý 1 năm 2023, sản lượng xơ dừa của tỉnh này đạt x nghìn tấn. Các tỉnh có sản lượng thấp hơn lần lượt là Vĩnh Long và Trà Vinh với y và z nghìn tấn.
(Để xem số liệu cụ thể về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của các sản phẩm từ dừa: xơ dừa, đăng ký và sử dụng nền tảng hệ thống kinh tế Data Factory tại đây)
Các sản phẩm từ dừa khác
Sau nhiều năm giá dừa khô giảm mạnh do sự đóng cửa của thị trường Trung Quốc thì khoảng thời gian gần đây giá dừa khô đang tăng trở lại. Nguyên nhân cho điều này là do sự mở cửa trở lại của thị trường Trung Quốc và thị trường Mỹ. Trung Quốc vốn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của các sản phẩm từ dừa của Việt Nam, vì thế việc mở cửa của thị trường này đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu các sản phẩm từ dừa của Việt Nam.
Theo số liệu tại Data Factory, sản lượng sợi xe từ các sản phẩm tự nhiên trong đó có xơ dừa tăng mạnh. Theo số liệu tại Data Factory, sản lượng toàn quốc sợi xe và các sản phẩm tự nhiên có xơ dừa trong năm 2022 đạt x nghìn tấn. Mức sản lượng này lại giảm ở quý 1 năm 2023, chỉ đạt x nghìn tấn.
(Đăng ký và sử dụng hệ thống kinh tế Data Factory để xem số liệu cụ thể về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của các sản phẩm từ dừa tại đây)


Thị trường trái dừa sôi động ở cả trong nước lẫn xuất khẩu
Tình hình sản xuất trái dừa tươi
Hiện tại, trái dừa Việt Nam có vị trí quan trọng trên thế giới với diện tích trên 188 nghìn ha. Diện tích trồng dừa Việt Nam chiếm 1,67% diện tích trên thế giới, 2,07% diện tích dừa châu Á. Tốc độ tăng diện tích trồng dừa của Việt Nam khá cao. Nếu năm 2010, diện tích dừa Việt Nam xếp thứ 6 trên thế giới thì đến năm 2021, diện tích dừa Việt Nam đã xếp thứ 5 trên thế giới.


Bến Tre vẫn được xem là kinh đô dừa của cả nước. Theo báo cáo tổng hợp, năm 2022 Bến Tre có tổng diện tích trồng dừa lớn hơn 78.000 ha, trong đó diện tích dừa đang cho trái là hơn 71.400 ha. Với diện tích này, mỗi năm Bến Tre cung cấp khoảng 688 triệu trái dừa cho cả nước.
Xuất khẩu trái dừa tươi tăng trưởng mạnh
Với các giá trị dinh dưỡng của mình, trái dừa tươi được các nước phương Tây rất ưa chuộng. Khoảng 389.530 hộ nông dân có nguồn thu nhập từ trái dừa. Trái dừa tạo ra giá trị xuất khẩu và các sản phẩm từ dừa đã đạt trên 900 triệu USD. Ngành dừa Việt Nam đang đứng thứ 4 về tổng giá trị trên thị trường dừa thế giới.
Năm 2023, trái dừa Việt Nam được kỳ vọng phấn đấu xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa đạt trên 1 tỷ USD.
Trái dừa Việt Nam được cấp “VISA” sang Mỹ
Trái dừa Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ:
Một tin rất vui cho trái dừa tươi Việt Nam đó là thị trường Mỹ đã mở cửa cho trái dừa được có mặt trên thị trường này. Để có mặt tại thị trường Mỹ, trái dừa Việt Nam đã vượt qua được các yêu cầu khắt khe của thị trường này. Theo đó, APHIS đã phân loại dừa đã tách một phần vỏ là sản phẩm đã qua chế biến.
Do đó, yêu cầu kiểm dịch thực vật duy nhất đối với các lô hàng dừa sọ của Việt Nam sẽ chỉ diễn ra tại các cảng nhập cảnh của Mỹ. Điều này giúp giảm đáng kể thời gian kiểm tra đơn hàng và dừa Việt Nam sẽ được lên kệ hàng sớm hơn, đảm bảo độ tươi ngon cho sản phẩm.


Trái dừa đã qua chế biến có ít nguy có đưa dịch bệnh vào Mỹ
Từ hồi tháng 2/2023, phía Mỹ đã gửi kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đối với dừa tươi của Việt Nam. Theo đó, 43 loài dịch hại trên cây dừa được xác định nhưng không loài nào có khả năng đi theo dừa non tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ. Điều này một lần nữa khẳng định chất lượng của trái dừa Việt Nam.Việc xuất khẩu được quả dừa tươi qua thị trường Mỹ mở ra kỳ vọng về một loại quả xuất khẩu tỷ đô.
Đăng ký và sử dụng hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory để xem số liệu cụ thể về các sản phẩm từ dừa tại đây
Data Factory – nền tảng đầu tiên phục vụ nhanh chóng mọi nhu cầu phân tích với hệ thống dữ liệu đa chiều và chuyên sâu về các ngành kinh tế Việt Nam, gồm 456 mã ngành và 1910 sản phẩm.
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
- Nghiên cứu Ngành
- Nghiên cứu doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường
- Nền tảng dữ liệu VIRACE
Các đối tác của VIRAC
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
- Olam International
- FrieslandCampina
- …