Theo báo cáo của VIRAC, ngành thép Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có lượng sản xuất thép thành phẩm và lượng bán sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ 2022. Từ nay đến cuối năm 2023, triển vọng phục hồi của ngành thép còn mong manh.
Thông tin dưới đây được tổng hợp từ hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory và báo cáo của VIRAC. Data Factory là hệ thống hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dữ liệu của các ngành kinh tế tại Việt Nam danh cho các đối tượng cá nhân, sinh viên, người làm nghiên cứu. Trải nghiệm Data Factory ngay!
Tổng quan ngành thép thành phẩm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023.
Sản xuất và tiêu thụ ngành thép thành phẩm Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ 2022
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023:
Theo báo cáo của VIRAC, trong 6 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam đạt hơn 13 triệu tấn, giảm khoảng 21% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng với đó, lượng bán thép thành phẩm cũng giảm đáng kể so với năm 2022. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt khoảng 12,5 triệu tấn, giảm khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù bán hàng thép thành phẩm sụt giảm nhưng xuất khẩu thép vẫn thấy sự tăng trưởng. Xuất khẩu thép thành phẩm trong 6 tháng đầu năm đạt 3,881 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.


Nguồn: Tổng hợp
Nguyên nhân khiến sản xuất và tiêu thụ thép ảm đạm là do nhu cầu thị trường thép đang xuống thấp. Nhu cầu thép trong nước trong 6 tháng đầu năm sụt giảm do thị trường bất động sản trong nước đóng băng. Các chính sách tín dụng bất động sản siết chặt, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn, lãi suất tăng cao, lạm phát,… đang gây ra nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản.


Nguồn: Tổng hợp
Ở thị trường xuất khẩu, mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu lại giảm khiến cho giá trị xuất khẩu thép thành phẩm nhìn chung vẫn giảm. ASEAN và EU là 2 thị trường chủ lực của thép Việt Nam trong 6 tháng đầu năm; với tổng thị phần chiếm khoảng 57% tổng sản lượng thép xuất khẩu.
Cơ cấu bán hàng thép thành phẩm theo chủng loại 6 tháng đầu năm 2023
Theo báo cáo của VIRAC, trong cơ cấu bán hàng thép thành phẩm, thép xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất và thép cán nguội vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.


Nguồn: Báo cáo VIRAC
Sản lượng sản xuất – bán hàng thép các loại:
Nhìn chung, sản xuất và bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ và sản phẩm kim loại màu 6 tháng đầu năm 2023 đều giảm mạnh so với cùng kỳ 2022.
- Sản xuất và bán hàng thép xây dựng 6 tháng đầu năm 2023 đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân cho điều này là do nhu cầu trong nước yếu nên các nhà máy phải cạnh tranh liên tục và giảm sản lượng dần. Mặc dù các đơn vị đã điều chỉnh giá bán thép xây dựng với các mức giảm từ 100-200 đồng/kg tùy chủng loại sản phẩm, nhưng sức tiêu thụ của thị trường vẫn rất yếu.


Nguồn: Báo cáo VIRAC
- Thép cán nguội giảm khá sâu cả về sản xuất và bán hàng so với các mặt hàng khác. Nguyên nhân cho điều này có thể là do thép cán nguội chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, sản lượng xuất khẩu thép cán nguội là chưa lớn.


Nguồn: Báo cáo VIRAC
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đứng đầu ngành thép Việt Nam 2023:
Xét theo thị phần ngành thép mới nhất, 3 doanh nghiệp có thị phần thép lớn nhất Việt Nam lần lượt là:Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) đang nắm giữ thị phần lớn nhất với 23,16%, tiếp đến là tập đoàn Hòa Phát năm 20,27% thị phần, Công ty CP Thép Pomina (Pomina) 11,63%.
– Kết quả kinh doanh của tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL):
Theo báo cáo tổng hợp, lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) giảm gần 31% so với cùng kỳ, xuống 15.096 tỷ đồng. Doanh thu thuần không đủ bù chi phí nên VNSTEEl đã lỗ sau thuế 216 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023. Mặc dù cùng kỳ năm trước VNSTEEL vẫn báo lãi 155 tỷ đồng.
– Kết quả kinh doanh của tập đoàn Hòa Phát:
Theo báo cáo tổng hợp, lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 56.085 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 1.831 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát đã lần lượt giảm 31% và 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã thực hiện được 37% kế hoạch doanh thu và 23% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Với tình hình thị trường ngành thép như hiện tại, Hòa Phát sẽ rất khó khăn để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận của năm 2023.
– Kết quả kinh doanh của công ty Thép POMINA:
Theo báo cáo tổng hợp, lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu Pomina giảm đến 70% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.400 tỷ đồng; lỗ ròng 537 tỷ đồng. Mặc dù trước đó trong khi nửa đầu năm 2022 doanh nghiệp này vẫn lãi sau thuế hơn 8 tỷ đồng.
Có thể thấy, khó khăn của ngành thép trong 6 tháng đầu năm 2023 thể hiện rõ trong tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đứng đầu ngành thép. Trong số 3 doanh nghiệp đứng đầu, chỉ mình Hòa Phát báo lãi.
Đăng ký để nhận thêm thông tin về các doanh nghiệp ngành thép tại đây.
Triển vọng ngành thép Việt Nam cuối năm 2023
Triển vọng cho các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam cuối năm 2023 còn khá mơ hồ do:
Nhu cầu cho ngành thép còn hạn chế:
Có thể thấy rằng, từ đầu năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam rất ảm đạm và tình hình này có thể kéo dài đến cuối năm. Thép xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tiêu thụ của ngành thép, thị trường xây dựng bất động sản ở Việt Nam chiếm tới 60% nhu cầu thép.
Trong khi đó, thị trường bất động sản gặp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp cận nguồn vốn mới, rủi ro pháp lý khi giao dịch và xây dựng bất động sản vẫn hiện hữu. Hiện nay, số dự án xây dựng đang triển khai tại miền Nam còn thấp hơn cả thời kỳ Covid-19. Số dự án xây dựng được cấp phép mới trong năm 2022 cũng thấp kỷ lục, cho thấy nhu cầu xây dựng của năm 2023 ở mức rất yếu.


Theo báo cáo của VIRAC, tăng trưởng diện tích xây dựng tại Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc trong 2023, với mức tăng trưởng khoảng 2,4% tương đương mức tăng thấp năm 2020 khi xảy ra Covid-19, chủ yếu đến từ sụt giảm của nhóm xây dựng nhà ở dân dụng vốn chiếm tới 2/3 sản lượng ngành.
Nhu cầu xuất khẩu của ngành thép Việt Nam cũng được dự báo sẽ giảm do thị trường Trung Quốc mở cửa. Thép Trung Quốc từ lâu vốn là một đối thủ cạnh tranh của thép Việt Nam trên thị trường quốc tế. Với sự mở cửa của thị trường và tình hình sản xuất ổn định, Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu thép bằng cách hạ giá sản phẩm. Điều này gây sự cạnh tranh cao cho ngành thép Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chi phí sản xuất ngành thép tăng: dự báo tăng
Giá điện sản xuất có thể tăng, gây áp lực đáng kể lên giá thành sản phẩm. Đặc biệt sản xuất các sản phẩm thép đều có chi phí điện năng cao. Điều này sẽ tạo ra trở ngại lớn cho ngành thép Việt khi chi phí sản xuất thép bị đẩy lên cao trong khi nhu cầu thị trường vốn đã không mấy khả quan.
Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào khác vẫn còn đầy biến động. Trong 2023 và 2024 giá quặng sắt được dự báo đạt 90 và 70 USD/Tấn (DISR) với kỳ vọng hồi phục nguồn cung xuất khẩu tại Australia và hồi phục sản xuất tại Trung Quốc. Một nguyên liệu trong sản xuất thép – than cũng được dự báo có thể tăng. Giá than được kỳ vọng hồi phục trong bối cảnh Ấn Độ gia tăng nhập khẩu than sản xuất thép. Dự báo than có thể giao dịch ở mức 187.94 USD/tấn – 213.9 USD/tấn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ngành thép vẫn có một số tín hiệu để phục hồi:
Đầu tư công được dự báo sẽ hồi phục là một tín hiệu rất tích cực cho ngành thép. Năm 2022, giải ngân đầu tư công chậm tiến độ vì giá vật liệu biến động mạnh và thủ tục giải ngân tốn thời gian do vẫn còn các quy tắc phòng dịch của Covid-19 . Do đó, năm 2023 đầu tư công sẽ bứt phá bởi (1) chính phủ giải ngân cho các dự án tồn đọng từ các năm trước chuyển sang, và (2) gói kích thích kinh tế bổ sung trị giá 350 nghìn tỷ đồng của chính phủ.
Bên cạnh đó, hàng loạt các dự án đầu tư công như Cao tốc Bắc – Nam, các tuyến Cao tốc Bắc Nam, cao tốc ven biển phía Đông, miền Tây và Đông Nam Bộ, các khu kinh tế trọng điểm, sân bay Long Thành, đường Vành đai tại hai trung tâm kinh tế là Hà Nội Và Hồ Chí Minh… cũng được triển khai từ nay đến cuối năm 2023. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ thép có thể tăng lên.


Tuy nhiên, tỷ trọng của thép trong đầu tư công là không nhiều. Bởi vậy sự đóng góp của việc đầu tư công hồi phục vẫn chưa thực sự đáng kể. Ước tính tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2023 sẽ giảm khoảng 4% trước khi hồi phục mạnh 7% vào năm 2024. Động lực thúc đẩy tăng trưởng phần lớn sẽ tới từ sự hồi phục của thị trường xây dựng dân dụng.
—————————————
Những thông tin trên được tổng hợp trong “Báo cáo ngành thép Q2/2023”. Báo cáo không chỉ cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của ngành thép nói chung mà còn cung cấp đầy đủ các thông tin của các sản phẩm cụ thể của ngành thép như thép xây dựng, ống thép, thép cán nóng, thép cán nguội, tôn mạ và sản phẩm kim loại màu. Ngoài ra báo cáo còn có các thông tin liên quan và dự báo về ngành thép từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH THÉP
VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.
VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….
Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:
Email: viracresearch@virac.com.vn
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
- Nghiên cứu Ngành
- Nghiên cứu doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường
- Nền tảng dữ liệu VIRACE
Các đối tác của VIRAC
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
- Olam International
- FrieslandCampina