Hiệp định EVFTA – đòn bẩy cho “sự hội nhập” của ngành thuỷ sản Việt Nam

Thuỷ sản Việt Nam năm 2019

Sản lượng thủy sản 2019 phát triển vượt bậc, ước đạt hơn 8 triệu tấn, tăng 5.7% so với năm trước. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt hơn 4.4 triệu tấn, tăng 6.5% và sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 3.7 triệu tấn, tăng 4.5%.

Sản lượng sản xuất thủy sản, 2010 – 2019

Nguồn: VIRAC

Trong năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt hơn 8.5 t USD, giảm 2.8% so với năm 2018. Theo VIRAC, sự sụt giảm này thể hiện ở nhiều mặt hàng vốn được coi là thế mạnh của thủy sản Việt Nam như tôm, cá tra, mực sụt giảm đáng kể về mặt giá trị do gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan.

Top thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, 2019

Nguồn: VIRAC

Nhìn chung năm 2019 là một năm đầy biến động và thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam: giá cả hàng hóa trên thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh thương mại gia tăng, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ – Trung Quốc leo thang gây ảnh hưởng cho xuất khẩu; giá nguyên liệu thủy sản sụt giảm;…

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đầu năm 2020 ảnh hưởng tới ngành thuỷ sản, EU đã sớm hoàn tất toàn bộ tiến trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Hiệp định đã đang được triển khai và dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7. Đây sẽ là một đòn bẩy phục hồi nền kinh tế của VN sau đại dịch Covid-19.

Những cơ hội được mở ra cho từ Hiệp định EVFTA

Việc Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đã mở ra cánh cửa mới xuất khẩu thuỷ sản. Ký kết Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá, vươn lên cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong khu vực.

  1. Thủ tục chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải quan thuận lợi

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (cho phép cả ba đối tượng người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ) được đánh giá là một cơ chế linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu.

Việt Nam đang là nước có số doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép xuất khẩu vào châu Âu nhiều thứ hai (khoảng 461 doanh nghiệp, chiếm 75%), sau Trung Quốc. Xuất khẩu thủy sản sang EU đã đạt bước tăng trưởng khá tích cực khi các doanh nghiệp ngày càng đáp ứng được yêu cầu của EU về an toàn thực phẩm và doanh nghiệp thủy sản đang được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ EU.

  1. Ưu đãi thuế quan

EVFTA mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam về thương mại hàng hóa với mức thuế suất thấp hơn 3.5% so với mức thuế thông thường trong GSP, đã có tới 80% hàng thủy sản tận dụng ưu đãi GSP.

Những cam kết thuế quan từ EVFTA sẽ phát huy tác dụng và mang lại tác động lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đặc biệt khi Việt Nam cùng lúc được tiếp cận thị trường với 28 quốc gia chưa từng có FTA nhưng lại là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất nhì những năm qua như EU, Canada, Mexico, Peru.

Theo VIRAC dự báo, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với Hiệp định EVFTA có hiệu lực trong năm 2020 sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Dựa trên những kết quả đạt được năm 2019, dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt khoảng 9.3 tỷ USD, tăng khoảng 8.8% so với năm 2019.

Báo cáo liên quan: https://viracresearch.com/industry/bao-cao-chuyen-sau-nganh-thuy-san-viet-nam-q1-2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.