Triển vọng ngành sữa Việt Nam năm 2020

Ngành sữa Việt – nhìn lại một năm tăng trưởng ổn định 

Ngành sữa Việt Nam năm 2019 có mức tăng trưởng tương đối tốt, đặc biệt là sữa nước, sữa chua và sữa đặc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước trong năm 2019 đạt hơn 1 triệu lít, tăng 8.32% so với năm 2018. Cả nước sản xuất được khoảng 390 nghìn tấn sữa chua, tăng 17.65%; sản lượng sữa đặc trên 150 nghìn tấn, giảm 4.98% so với năm trước. 

Hình 1: Tổng quan về ngành sữa Việt Nam 2019
                                                                  Hình 1: Tổng quan về ngành sữa Việt Nam 2019

 Nguồn: VIRAC

Về doanh thu tiêu thụ, sữa nước tăng 8.32%, sữa chua tăng 17.8% và sữa đặc tăng khoảng 5% so với năm 2018. Thị trường sữa đặc mặc dù tăng trưởng chậm nhưng vẫn sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định quanh mức 5%/năm trong vòng 5 năm tới. 

 

Về kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa được nhập về Việt Nam đạt hơn 1 triệu USD năm 2019, tăng 8.8% so với cùng kỳ 2018. Các thị trường chủ yếu thông bao gồm: Newzealand, Đông Nam Á, EU và Mỹ. Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam cũng đạt được những bước phát triển đáng kể.

 

Xuất phát chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu tới 10 quốc gia năm 2015 thì nay đã tăng mạnh với khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia, chủ yếu là Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk… Kim ngạch xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước năm 2019 đạt giá trị khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng, tăng 13.46% so với năm 2018.

 

Xu hướng điển hình đầu năm 2020 của ngành sữa Việt Nam

Xu hướng thứ nhất: Chọn sữa thực vật như sữa đậu nành và sữa lúa mạch thay thế cho sữa bò

Nhờ hàm lượng protein cao, giàu dưỡng chất mà mức tiêu thụ sữa thực vật tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Theo Nielsen, tổng giá trị tiêu thụ sữa đậu nành có thương hiệu tăng 13% trong 10 tháng đầu năm 2019 và tăng trưởng doanh thu của Vinasoy đạt 15% sau 9 tháng đầu năm 2019.

 

Phát triển sản phẩm sữa dinh dưỡng cho người cao tuổi

Mặc dù tỷ lệ gặp các vấn đề về sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam đang ở mức cao, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như sữa ở nhóm độ tuổi này còn rất hạn chế. Năm 2019, thị trường sữa bột dành cho người lớn tại Việt Nam tăng trưởng tốt đạt mức 11%.  Từ đó cho thấy được tiềm năng tăng trưởng tốt của sản phẩm sữa dinh dưỡng dành cho người cao tuổi tại Việt Nam năm 2020.

 

Tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam có vấn đề sức khỏe, 2019

Hình 2: ngành sữa Việt Nam 2019: Tỷ lệ người cao tuổi có vấn đề sức khỏe

Nguồn: VIRAC

Giá sữa nguyên liệu và giá bán trung bình đều tăng

Nhiều công ty sữa đã và đang có kế hoạch điều chỉnh tăng giá trong phạm vi 5% so với mức đã kê khai liền kề trước đó. Lợi thế về giá là quan trọng nhưng đối với mặt hàng nhạy cảm như sữa, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả thêm chi phí để đổi lấy sự đảm bảo về mặt chất lượng. 

 

Xu hướng phân phối qua các kênh thương mại điện tử được đặc biệt quan tâm

Cụ thể, doanh thu từ các kênh này đã tăng trưởng hai chữ số trong nhiều quý năm 2019. Bán hàng thông qua kênh thương mại hiện đại là một mảng đầy thách thức cho các công ty sữa, do cạnh tranh gay gắt và rào cản gia nhập thấp.

 

Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng

Tiêu biểu nhất là Vinamilk – một doanh nghiệp hoạt động năng nổ tại thị trường nước ngoài. Trong 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu chính của Vinamilk là UAE (chiếm 75% doanh thu xuất khẩu). Ngoài các thị trường Philippines, Campuchia, Vinamilk đã xuất khẩu sữa tươi 100% organic theo tiêu chuẩn châu Âu sang thị trường Singapore và được đón nhận tích cực – thị trường vốn nổi tiếng khó tính.

 

Tính riêng tại thị trường Trung Quốc đến hết năm 2019, sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 8 tỉnh thành quốc gia này và hiện diện tại các chuỗi siêu thị lớn như Hema của Alibaba. 

Thị trường xuất khẩu Vinamilk 3 tháng đầu năm 2020

Hình 3: Ngành sữa Việt Nam
Hình 3: Thị trường xuất khẩu của Vinamilk 3 tháng đầu năm

Nguồn: VIRAC

Triển vọng ngành sữa Việt 2020 và những thương vụ M&A trong tương lai 

VIRAC dự báo triển vọng ngành sữa Việt trong năm 2020 sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Nguồn vốn đầu tư vào các nông trại sản xuất sữa ngày càng nhiều nhằm giảm sự lệ thuộc vào sữa nhập khẩu và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Mục tiêu năm 2020 là sản xuất 2.6 tỷ lít quy ra sữa nước, tiêu thụ đạt trung bình 27 lít/người/năm. Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu, kim ngạch xuất khẩu đạt 120- 130 triệu USD. 

 

Bên cạnh đó, ngành sữa là thị trường tiềm năng đầy sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhưng cũng là “miếng bánh’’ không hề dễ ăn. Từ trước đến này, thị trường sữa Việt Nam luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cái tên lớn, quen thuộc trong nước như Vinamilk, TH True Milk… và các “đại gia sữa” trên thế giới như Nestle, Abbott, … Những thương vụ M&A được coi như là giải pháp tốt nhất cho những công ty sữa hiện nay để củng cố thêm vị thế trên thị trường. 

 

Ngoài ra, Vingroup và Masan – 2 ông lớn kinh doanh đa ngành đang nóng lòng tìm cơ hội để chen chân vào thị trường sữa Việt Nam bằng những thương vụ M&A. Với hứa hẹn về doanh thu và lợi nhuận khổng lồ từ thị trường quy mô gần 100 triệu dân Việt Nam để làm bàn đạp phát triển tại thị trường 600 triệu dân ASEAN. Xa hơn nữa là cơ hội bước chân vào thị trường tỷ dân Trung Quốc thì việc Vingroup và Masan gia nhập cuộc chơi chỉ là câu chuyện sớm muộn.

 

Thị trường sữa Việt Nam 2023 – Triển vọng phục hồi giữa bối cảnh khó khăn chung toàn cầu hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.