Tổng quan và dự báo triển vọng thị trường giày dép trong những tháng đầu năm 2023
Tình hình sản xuất giày dép trong nước trong những tháng đầu năm 2023
– Sản lượng, cơ cấu
Sản lượng giày dép sản xuất trong nước giảm gần 5% trong quý 1 năm 2023


Cơ cấu sản lượng sản xuất giày dép


Sản lượng hầu hết các mặt hàng giày dép (giày dép thường, giày dép thể thao) sản xuất trong nước đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Điều này phần nào phản ánh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành đang phụ thuộc tương đối lớn vào đơn hàng xuất khẩu, vốn đang sụt giảm rõ rệt trong Quý 1 năm 2023
– Các doanh nghiệp sản xuất giày dép tập chung khu vực phía Nam
Các vùng tập trung nhiều nhà máy sản xuất da – giày hiện nay là ở phía Nam – khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, thành phố Hồ Chí Minh là các địa phương có sản lượng giày dép lớn nhất cả nước. Ở phía Bắc, sản xuất da – giày chỉ tập trung tại một số tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương.


Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam
– Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu
Nhờ lợi thế về (1) nguồn lao động dồi dào, giá rẻ; (2) tình hình chính trị ổn định; (3) đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều thị trường lớn trên thế giới mà Việt Nam được các thương hiệu da giày lớn trên thế giới lựa chọn để thực hiện công đoạn gia công sản phẩm.
Hiện nay, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp ngành giày dép tại Việt Nam đã vượt quá quy mô tiêu thụ tại thị trường nội địa, đa số sản phẩm giày dép sau khi được sản xuất tại Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khác. Vì vậy, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc rất lớn vào các đơn đặt hàng xuất khẩu
Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam


– Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam giảm 18.3% trong Quý 1 năm 2023
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép ước đạt khoảng 4.33 tỷ USD, giảm 18.3% so với cùng kỳ năm 2022. Nhu cầu tiêu thụ của người dân dành cho các sản phẩm giày dép tại nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang có dấu hiệu suy yếu bởi ảnh hưởng của lạm phát khi giày dép không phải là mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày
- Mỹ và EU là hai thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất của Việt Nam
Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng giày dép Việt Nam, với tổng cơ cấu chiếm tỷ trọng gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sức mua của hai thị trường này.
Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây, Mỹ vẫn luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu giày dép. Trong quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đã giảm sút rõ rệt, chỉ đạt 1.42 tỷ USD, giảm 36.9% so với cùng kỳ năm 2022.
EU là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ. Kể từ thời điểm tháng 8/2020, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực và đã đem lại nhiều lợi thế cho ngành giày dép Việt Nam. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của lạm phát, trong quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU cũng đã giảm mạnh, chỉ đạt 1.06 tỷ USD, giảm 16.5% so với cùng kỳ năm 2022.
– Lạm phát gia tăng tại Mỹ và các nước EU đang tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam
Hôm 14/3, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 tăng 0.4% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tháng 2 đã chậm lại so với mức tăng 0.5% so với tháng trước và mức tăng 6.4% hàng năm trong tháng 1. Loại trừ giá lương thực và năng lượng, CPI cơ bản trong tháng 2 tăng 0.5% so với tháng trước và tăng 5.5% so với cùng kỳ năm trước, so với ước tính là 0.4% trên cơ sở tháng và 5.5% trên cơ sở năm.
Lạm phát của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 2/2023 tuy giảm nhưng với tốc độ chậm hơn so với dự báo, chủ yếu do giá lương thực vẫn tăng mạnh. Cùng với đó, lạm phát cơ bản của Eurozone (không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động) đã tăng từ 5.3% trong tháng 1 lên mức kỷ lục mới 5.6% vào tháng trước. Báo cáo của Eurostat cho thấy chi phí năng lượng tiếp tục tăng chậm lại trong tháng 2, từ 18.9% xuống 13.7%. Tuy nhiên, giá lương thực và đồ uống đã tăng tới 15% – mức cao kỷ lục mới và vượt đáng kể mức 14.1% của tháng 1.
Tình trạng lạm phát tăng cao tại Mỹ và các nước EU đã khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, sức mua giảm với các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam đang gây không ít ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp da giày trong năm 2023 khi số lượng đơn hàng đang giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, trước đây, doanh nghiệp da giày có thể nhận đơn hàng trước từ 5-6 tháng, tuy nhiên, với những biến động thị trường như hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể nhận đơn hàng trước 2-3 tháng.
– Doanh nghiệp FDI đóng góp trên 80% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam
Doanh nghiệp FDI chiếm khoảng hơn 18% số lượng doanh nghiệp ngành nhưng lại chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Những doanh nghiệp FDI hầu như có 100% vốn nước ngoài đến từ các quốc gia như Đài Loan và Hàn Quốc, tiêu biểu như tập đoàn Yuan Chi, Pou Chen Group, Feng Tay… Các doanh nghiệp này thực hiện gia công giày dép cho các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Decathlon, New Balance, Asics, Puma, Salomon, Clarks,…
– Cơ cấu kênh phân phối bán lẻ giày dép của Việt Nam
Tại thị trường trong nước, các sản phẩm ngoại chiếm tới 52% thị phần tiêu thụ. Cạnh tranh cũng tăng lên do các nước ASEAN và Trung Quốc tìm cách tăng xuất khẩu giày dép sang Việt Nam khi thuế nhập khẩu về 0%. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp giày dép nội địa đã có chiến lược cải tiến sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Các thương hiệu giày dép “Made in Việt Nam” như Biti’s, Juno, Hồng Thạnh, Đông Thịnh, Vina Giày… đang tập trung đổi mới mẫu mã, nhắm tới đối tượng khách hàng trẻ với các chiến dịch truyền thông được tổ chức bài bản.
Cụ thể, trong những năm trở lại đây, Biti’s đã tạo nên cơn sốt nhờ các chiến dịch quảng bá công phu, đưa các sản phẩm Biti’s Hunter, Biti’s Disney, Biti’s Văn Hóa Dân Gian tiếp cận số lượng lớn khách hàng


Dự báo triển vọng thị trường giày dép Việt Nam
Dự báo giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam
– Xuất khẩu giày dép trong năm 2023 ước tính chỉ tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước, khi hoạt động xuất khẩu sẽ đứng trước không ít thách thức trong nửa đầu năm 2023


Dự báo xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong năm 2023 ước đạt 24.6 tỷ USD, tăng 2.9% so với năm trước. Ngành dệt may Việt Nam trong năm 2023 sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như:
- Yếu tố bên ngoài: theo nhận định của Lefaso, tình hình xuất khẩu năm 2023 của một số ngành, trong đó có da giày, đều phải chịu tác động rất lớn của thị trường thế giới. Cụ thể, các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều suy giảm do tình hình lạm phát, sức tiêu dùng suy giảm và đặc biệt tồn kho khá lớn đối với mặt hàng thời trang. Chính những yếu tố này ảnh hưởng tới tình hình đơn hàng của ngành da giày. Dự kiến phải đến hết quý 2/2023 tình hình mới có thể khả quan hơn, tuy nhiên, sản phẩm da giày của Việt Nam sẽ phải chịu cạnh tranh gay gắt về giá từ các đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc
- Yếu tố nội tại: thiếu hụt nguồn lao động sẽ tiếp tục là vấn đề nan giải của doanh nghiệp ngành da giày, trong khi da giày lại là ngành sử dụng nhiều lao động trong các ngành kinh tế của Việt Nam (riêng ngành da giày cần thêm khoảng 1.4 triệu lao động mỗi năm, chiếm 18% toàn ngành chế biến, chế tạo). Nhà máy Pou Yuen Việt Nam, một trong những doanh nghiệp gia công giày đông công nhân nhất tại TP. Hồ Chí Minh cũng rơi vào tình trạng thiếu lao động.
- Sau dịch Covid-19, công ty chỉ lấp đầy được 65% trong số 8,800 lao động cần tuyển; khâu tuyển dụng rất khó khăn. Hiện nay nguồn lao động trẻ bổ sung đang khan hiếm, trong khi công nhân sẵn sàng đổi sang ngành khác hoặc bỏ thành phố về tỉnh. Phần lớn lao động đang làm trong ngành là dạng phổ thông, thực hiện các công đoạn đơn giản như gia công sản phẩm; ngay cả lao động có trình độ trong ngành làm các công việc như điều khiển máy móc, thiết kế mẫu… cũng hiếm người. Đây sẽ tiếp tục là thách thức cho ngành da giày trong quá trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Triển vọng trong 2023 của ngành da giày:
- Về đầu vào:
Nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có nhiều dấu hiệu được cải thiện khi chính phủ Trung Quốc dần nới lỏng chính sách Zero Covid-19, giúp việc vận chuyển qua cảng đường bộ, đường thủy được thuận lợi hơn.
- Về đầu ra:
Sức ép lạm phát: Thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều suy giảm sức tiêu dùng do tình hình lạm phát leo thang, đặc biệt là với các mặt hàng không quá thiết yếu như da giày
Lượng tồn kho lớn: hiện nay tồn kho vẫn còn khá lớn đối với mặt hàng thời trang, trong đó có da giày, do các nhà nhập khẩu đã chủ động nhập khẩu những mặt hàng này với số lượng lớn trong thời gian đại dịch Covid-19
Những thông tin trên được cập nhật từ “Báo cáo ngành da giày Quý 1 năm 2023”. Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của ngành, các thông tin liên quan và dự báo từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.
Đọc thêm các bài viết về ngành Giày dép tại đây: https://viracresearch.com/nganh-da-giay-trong-quy-1-2023/
—————————————
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
- Nghiên cứu Ngành
- Nghiên cứu doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường
- Nền tảng dữ liệu VIRACE
VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN BÁO CÁO NGÀNH DA GIÀY TẠI ĐÂY
VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.
Các đối tác của VIRAC
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
- Olam International
- FrieslandCampina