NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM
Trong thời gian qua, sản lượng ngành xi măng toàn cầu tăng mạnh từ mức 1.38 tỷ tấn năm 2002 lên mức 4.1 tỷ tấn năm 2017 (tương đương 73.4% so với công suất thiết kế). Năm 2017, tổng công suất thiết kế xi măng toàn cầu ước đạt hơn 6 tỷ tấn, tăng nhẹ so với năm 2016. Trên thế giới hiện có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng trong đó, Sản xuất xi măng tại khu vực châu Á dẫn đầu toàn thế giới, chiếm khoảng 80.2% sản lượng sản xuất xi măng toàn cầu năm 2016 với Trung Quốc là nước giữ vai trò chủ lực.
Thị trường xi măng Việt Nam tiếp tục dư thừa nguồn cung. Năm 2017, ngành Xi măng Việt Nam có 3 dây chuyền sản xuất xi măng mới với công suất thiết kế x.x triệu tấn/năm đi vào vận hành. Như vậy, cho đến cuối năm 2017 cả nước có 83 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất xx.x triệu tấn. Trong 6T/2018, lượng xi măng sản xuất ước đạt 37.72 triệu tấn. Khối lượng xuất khẩu xi măng và clinker đạt xx.xx triệu tấn trong 6T/2018, tăng mạnh so với năm 2017. Nhìn chung, ngành xi măng Việt Nam sẽ tiếp tục thặng dư cung trong những năm tới, nhưng tình hình phức tạp hơn và thay đổi theo vùng.
3 nhóm nhà cung cấp xi măng Việt Nam: Nhóm các công ty thuộc VICEM (VICEM là công ty 100% doanh nghiệp nhà nước với nhiều công ty con và công ty liên kết). Nhóm thứ hai là các công ty xi măng nước ngoài, bao gồm: LafargeHolcim (Châu Âu), Nghi Sơn (Nhật Bản), Chinfon (Indonesia), Thăng Long (Indonesia) và Luks (Hong Kong)… Nhóm các công ty tư nhân có quy mô lớn tại địa phương, bao gồm: Xuân Thành, Công Thành, và Vissai ngoài ra còn có rất nhiều công ty xi măng nhỏ khác ở địa phương.
Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, với việc các doanh nghiệp xi măng lớn đang cùng nhau thâu tóm thị trường thì các doanh nghiệp xi măng nhỏ buộc phá sản hoặc sáp nhập vì không đủ sức cạnh tranh. Dự báo trong giai đoạn 2016 – 2020, mức tăng về nhu cầu sẽ ổn định ở mức từ 6-7%.
Tóm tắt báo cáo |
Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 |
Danh mục biểu đồ Danh mục bảng |