NGÀNH THAN VIỆT NAM
Than là ngành có vai trò thiết yếu đối với hoạt động sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Trong 5 năm trở lại đây, lượng sản xuất than có nhiều biến động, đặc biệt trong năm 2013, sản lượng sản xuất than thế giới tăng rất mạnh. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống trong năm 2015. Đây cũng là lần giảm mạnh nhất kể từ khi IEA bắt đầu thống kê năm 1971.
Châu Á là khu vực có sản lượng sản xuất than lớn nhất thế giới, theo sau là khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, và CIS. Trung Quốc và Mỹ là 2 nước có ngành công nghiệp than rất phát triển do có trữ lượng than lớn, công nghệ khai thác hiện đại cũng như chính sách phát triển phù hợp, đặc biệt các nước này hạn chế xuất khẩu, tập trung phục vụ sản xuất năng lượng và các ngành công nghiệp khác ở trong nước.
Than, một trong những hàng hóa đó chịu áp lực mạnh nhất trong bối cảnh giá tài nguyên khoáng sản đang chịu nhiều tác động. Cả than nhiệt trị lẫn than luyện kim đều giảm mạnh trong những năm qua, ngay cả khi phát điện bằng than nhiệt trị vẫn chiếm khoảng 41% trong tổng phát điện của thế giới, còn than luyện kim vẫn rất quan trọng cho sản xuất thép. Trong 9 tháng năm 2018, giá than nhiệt tiếp tục tăng mạnh sau khi phục hồi trong năm 2016.
Ngành than Việt Nam có quy mô manh mún, điều kiện địa chất phức tạp. Sản lượng than khai thác lộ thiên vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm khoảng 55-60% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành. Ngành than Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh giảm sút do những nguyên nhân như giá than trong nước giảm, giá thành sản xuất ngày càng tăng cao khi trữ lượng than khai thác lộ thiên ngày càng cạn kiệt đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư cho khai thác hầm lò, bên cạnh đó là sự gia tăng của các loại thuế, phí. Than Việt Nam khó khăn khi cạnh tranh với than nhập khẩu do giá thành cao hơn nhưng chất lượng lại kém hơn.
Từ một quốc gia xuất khẩu than, đến năm 2013, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu than với sản lượng tăng dần. Giá than ở Việt Nam hiện phải chịu rất nhiều áp lực từ thuế, phí cao trong giá thành sản xuất. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành than trong nhiều năm qua không có nhiều đột biến thậm chí còn có xu hướng giảm sút. Tuy nhiên sang đến năm 2017 tình hình có nhiều tích cực hơn.
Danh mục từ viết tắt Tóm tắt báo cáo 1 Môi trường kinh doanh 1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô 1.2 Khung pháp lý 1.3 Tác động của các Hiệp định thương mại 2 Tổng quan ngành 2.1 Thực trạng ngành Than Thế giới 2.1.1 Khai thác – Tiêu thụ 2.1.2 Nhập khẩu – Xuất khẩu 2.1.3 Diễn biến giá than 2.1.4 Thực trạng khai thác – tiêu thụ tại 1 số nước tiêu biểu 2.2 Ngành Than Việt Nam 2.2.1 Lịch sử ngành Than Việt Nam 2.2.2 Khái niệm và Phân loại 2.2.3 Chuỗi giá trị ngành Than 2.2.4 Quy mô và đặc điểm ngành 2.2.5 Thực trạng khai thác và sản xuất than 2.2. 6 Phương thức khai thác than 2.2.7 Tiêu thụ 2.2.8 Nhập khẩu 2.2.9 Xuất khẩu 2.2.10 Tồn kho 2.2.11 Diễn biến giá 2.2.12 Phân phối và vận chuyển 2.3 Phân tích rủi ro 2.4 Phân tích five force và SWOT 2.5 Quy hoạch ngành than 3. Phân tích doanh nghiệp 3.1 Giới thiệu doanh nghiệp 3.2 Phân tích tài chính 4 Phụ lục báo cáo tài chính |
Công ty CP Than Hà Lầm Công ty CP Than Mông Dương Công ty CP Than Núi Béo Công ty CP Than Cao Sơn Công ty CP Than Cọc Sáu Công ty CP Than Hà Tu Công ty CP Than Đèo Nai Công ty CP Than Vàng Danh |
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý, 2015 – Q3/2018 Bảng 1. Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên áp dụng 10/12/2015 |