Chuyển dịch ngành linh kiện điện tử trước tác động thời kỳ hậu Covid-19

Chuyển biến mới tại thị trường tại Việt Nam     

Trong thời gian vừa qua với nhiều biến đổi từ dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu, trong đó có ngành công nghiệp điện tử nói chung và linh kiện điện tử nói riêng, đặc biệt khi Trung Quốc – “xưởng” sản xuất linh kiện điện tử chính của thế giới đang gặp nhiều chao đảo. Theo báo cáo của ECAI chỉ ra rằng, thị trường linh kiện điện tử đã thiệt hại khoảng 12% và nhu cầu máy tính bảng toàn cầu, các lô hàng trên thế giới giảm xuống còn 24.6 triệu chiếc trong Q1/2020, giảm 43.44% so với quý trước và 18.27% so với cùng kỳ năm 2019. 

Trước tình hình này, theo Nikkei Asian Review, hiện Google và Microsoft đang nỗ lực đẩy nhanh việc chuyển dây chuyền sản xuất phần cứng sang các khu vực khác của châu Á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam. Microsoft hy vọng sẽ bắt đầu sản xuất tại Việt Nam trong quý II cho dòng máy tính xách tay và máy tính để bàn Surface của mình. Trước đó, báo cáo của Nikkei cho thấy tai nghe AirPods đã được sản xuất hàng loạt tại Việt Nam từ đầu tháng 03/2020.

CHUYỂN DỊCH NGÀNH LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRƯỚC TÁC ĐỘNG  THỜI KỲ HẬU COVID

Tính đến hết Q1/2020, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đạt 12.876 tỷ USD, tăng 6.2% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm đến 20.36% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và vẫn là ngành đóng góp lớn nhất có trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đến hết Q1/2020, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt trên 9.08 tỷ USD, tăng 28.7% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm trên 14.36% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong Q1/2020. 

CHUYỂN DỊCH NGÀNH LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRƯỚC TÁC ĐỘNG  THỜI KỲ HẬU COVID

Việt Nam – Điểm đến hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài 

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử với một số dự án FDI đáng chú ý năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020 như: Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hongkong) Co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh; Dự án Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam (Hồng Kông) tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 200 triệu USD; Dự án sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị ngoại vi và thiết bị quang học (Đài Loan) tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 68 triệu USD. 

CHUYỂN DỊCH NGÀNH LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRƯỚC TÁC ĐỘNG  THỜI KỲ HẬU COVID

Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang Trung Quốc trong Q1/2020 đạt 2,584 triệu USD, tăng 45.93% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất từ Việt Nam chiếm 28.46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm, sau đó là thị trường Mỹ và Hồng Kông với kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt hơn 1,956 triệu USD và 686 triệu USD.

CHUYỂN DỊCH NGÀNH LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRƯỚC TÁC ĐỘNG  THỜI KỲ HẬU COVID

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng vị trí thứ 4 trong top 10 mặt hàng xuất khẩu trong Q1/2020 có tỷ lệ FDI nhiều nhất với 86.78%, đứng đầu là điện thoại các loại và linh kiện với tỷ lệ FDI trong ngành lên tới 92.59%. Thị trường điện tử tại Việt Nam vẫn đang là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh là do nhu cầu thị trường tăng cao (xuất phát từ việc phải dãn cách tại nhà do dịch Covid-19 dẫn đến người lao động bắt buộc phải làm việc tại nhà (work from home). Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng khiến các công ty sản xuất máy tính tại Trung Quốc – công xưởng sản xuất của thế giới phải đóng cửa. Nguồn cung ngày một chậm lại, không thể đáp ứng được nhu cầu tăng quá nhanh, thậm chí có doanh nghiệp phải đặt hàng chục nghìn máy tính cá nhân để trang bị cho nhân lực của mình.

Một số những thách thức 

Các chính sách

Bất cập lớn nhất trong chính sách thuế mặt hàng ngành linh kiện điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin là hàng nhập khẩu nguyên chiếc thì được hưởng thuế suất bằng 0%, còn nếu nhập linh kiện rời rạc về lắp ráp thì sẽ chịu đánh thuế. Thực tế cho thấy chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp điện tử, viễn thông để cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, không kích thích được sản xuất trong nước. 

Rủi ro gia tăng chi phí lao động    

Theo nhận định của VEPR, lương tại Việt Nam đang tăng nhanh hơn năng suất lao động. Cụ thể, theo JobStreet.com, năm 2018, tính trung bình tỷ lệ tăng lương của Việt Nam từ 20% đến 24%, trong khi ở các nước khác chỉ khoảng 16%. Tuy nhiên, năng suất lao động năm 2018 chỉ tăng 5.77%. Điều này có thể làm giảm mức tăng trưởng việc làm và giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.  

Chi phí nhân công tại Việt Nam hiện chỉ bằng khoảng ½ so với Trung Quốc tuy nhiên, với các tác động của lạm phát cũng như chính sách của chính phủ (tăng lương tối thiểu) thì trong dài hạn, chi phí lao động tại Việt Nam dần tăng lên sẽ trở thành rủi ro rất lớn cho các doanh nghiệp trong ngành, do khi chi phí lao động tăng, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên đà suy giảm. 

Nguồn cung nguyên vật liệu

Hiện tại, phần lớn nguyên vật liệu cho sản xuất ngành linh kiện điện tử vẫn phải nhập khẩu do Việt Nam chưa có khả năng sản xuất mà chỉ dừng lại ở khâu gia công, tức nhập khẩu các linh kiện rời rạc về lắp ráp thành linh kiện hoàn chỉnh và xuất khẩu. Do vậy, mặc dù giá trị xuất khẩu hàng năm khá cao tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu cũng rất lớn.Tháng 1/2020 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc – nguồn cung linh kiện và thiết bị điện tử chính cho Việt Nam, do đó, sản xuất linh kiện điện tử nói riêng và thiết bị điện tử nói chung bị ảnh hưởng nặng, làm chỉ số sản xuất giảm đáng kể.

Dự báo phát triển ngành

Trước những thách thức này, các công ty Việt Nam vẫn đang là điểm sáng của sản xuất công nghiệp trong bối cảnh dịch Covid -19 có tác động tiêu cực. Trong Q1/2020, chỉ số chuyển dịch ngành linh kiện điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14.3% so với cùng kỳ năm trước(trừ sản xuất sản  phẩm điện tử dân dụng có mức giảm không đáng kể). Kết quả này do một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chuyển vào Việt Nam, như: LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng; và xuất khẩu vào các thị trường truyền thống của ngành điện tử tốt hơn; Việt Nam hưởng lợi do Trung Quốc bị ảnh hưởng dịch bệnh nên hạn chế xuất khẩu.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.